Điểm tối bí ẩn trong khí quyển của sao Hải Vương

GD&TĐ - Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một điểm tối lớn và bí ẩn trong bầu khí quyển của sao Hải Vương.

Sao Hải Vương có màu xanh lam do khí metan trong bầu khí quyển.
Sao Hải Vương có màu xanh lam do khí metan trong bầu khí quyển.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một điểm tối lớn và bí ẩn trong bầu khí quyển của sao Hải Vương. Quan sát được thực hiện bằng Kính thiên văn Rất lớn của Đài quan sát Nam châu Âu ở Chile.

Các đài quan sát trên không gian đã phát hiện những cơn bão giống xoáy xuất hiện dưới dạng điểm tối trong bầu khí quyển của hành tinh xanh trước đây. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên kính viễn vọng trên Trái đất nhìn thấy một cơn bão trên sao Hải Vương. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Astronomy.

Ông Patrick Irwin - giáo sư Vật lý hành tinh tại Trường Đại học Oxford (Anh), cho biết: “Kể từ lần đầu tiên phát hiện ra một điểm tối, tôi đã luôn tự hỏi những đặc điểm tồn tại trong thời gian ngắn và khó nắm bắt này là gì”.

Các hành tinh khí khổng lồ trong Hệ Mặt trời của chúng ta, bao gồm cả sao Hải Vương, được biết đến với những điểm tối xuất hiện trong bầu khí quyển. Sao Hải Vương - một hành tinh băng khổng lồ, đã hứng chịu nhiều cơn bão trong nhiều năm. Các cơn bão dường như đều theo mô hình xuất hiện và biến mất trong suốt hai năm.

Điều đó khiến việc nghiên cứu chúng trở nên khó khăn. Du hành 2 - một tàu thăm dò của NASA được phóng vào những năm 1970, cũng đã nhìn thấy hai cơn bão tối trên sao Hải Vương năm 1989. Điểm tối lớn trên sao Hải Vương - biệt danh được đặt cho cơn bão lớn nhất mà Du hành 2 chứng kiến, lớn đến mức có thể chứa cả Trái đất.

Bão của sao Hải Vương hoạt động khác với trên Trái đất. Các điểm tối là hệ thống áp suất cao bắt đầu ổn định và quay theo chiều kim đồng hồ. Trong khi đó, các cơn bão ở Bắc bán cầu của Trái đất là hệ thống áp suất thấp quay ngược chiều kim đồng hồ. Điều mà Irwin và nhóm của ông muốn tìm hiểu là những cơn bão lớn trên sao Hải Vương hình thành như thế nào.

Sao Hải Vương có màu xanh lam do khí metan trong bầu khí quyển. Sao Hải Vương là một thế giới đóng băng với nhiệt độ trung bình âm 392 độ F (âm 235 độ C) và những cơn gió gào thét gửi các đám mây metan đi khắp hành tinh với tốc độ 1.200 dặm một giờ (1.931 km một giờ).

Đây là hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta, cách Mặt trời khoảng 30 lần so với Trái đất. khoảng cách này khiến buổi trưa trên sao Hải Vương trông giống như hoàng hôn trên Trái đất.

Dữ liệu được thu thập đã giúp các nhà thiên văn học xác định, những điểm tối không phải do khoảng trống trong đám mây gây ra. Thay vào đó, quan sát cho thấy, điểm tối xuất hiện khi các hạt không khí tối dần tập trung bên dưới lớp khí quyển nổi bật của sao Hải Vương, nơi sương mù và băng trộn lẫn với nhau.

Đồng tác giả nghiên cứu Michael Wong - nhà khoa học hành tinh tại Trường Đại học California, Berkeley (Mỹ), cho biết: “Trong quá trình này, chúng tôi đã phát hiện ra một loại đám mây hiếm thấy chưa từng được xác định trước đây, ngay cả từ không gian”.

Các nhà thiên văn học cho biết bị thu hút bởi đặc điểm mới này. Nhóm đồng thời hy vọng sẽ tìm hiểu thêm thông qua các quan sát trong tương lai có thể được thực hiện từ Trái đất.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.