Điểm mới trong sách giáo khoa Đạo đức lớp 1 bộ sách Cánh Diều

GD&TĐ - Sách giáo khoa Đạo đức lớp 1 gồm hai kiểu bài học chính, đó là giáo dục đạo đức và giáo dục kĩ năng sống.

Với mục tiêu “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”, các bài học trong bộ sách Cánh Diều luôn lồng ghép nội dung lý thuyết với thực hành, giúp các em không chỉ nắm vững kiến thức mà còn vận dụng hiệu quả vào trong thực tế. Điều này được thể hiện rõ trong sách giáo khoa môn Đạo đức.

Sách giáo khoa Đạo đức lớp 1.
 Sách giáo khoa Đạo đức lớp 1.

Bộ sách sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi, thân thiện với học sinh. Font chữ và kiểu chữ đơn giản nhưng sang trọng, phổ biến, rõ ràng phân biệt với phần nội dung chính và các phần công cụ định hướng phù hợp với học sinh lớp 1.

Các hình ảnh, câu chuyện, tình huống…trong sách được chắt lọc từ thực tiễn cuộc sống của học sinh, gần gũi, thân quen phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của học sinh lứa tuổi lớp 1.

Thứ tự các chủ đề bài học được sắp xếp căn cứ vào: Yêu cầu giáo dục thực tiễn của các nhà trường, mối quan hệ giữa các chủ đề trong chương trình.

Cuối mỗi bài học là lời khuyên, nhằm giúp học sinh nhớ và thực hiện bài học thông qua lời khuyên ngắn gọn, súc tích dưới dạng văn xuôi hoặc văn vần.

Cấu trúc này tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên thiết kế các hoạt động dạy học, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát, nhận xét, so sánh, thảo luận và vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, thông qua các bài tập và yêu cầu luyện tập, vận dụng.

Thông qua các hoạt đông học tập, học sinh sẽ hứng thú tích cực, chủ động trong học tập làm cho giừ học Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, vui vể, sôi động và hấp dẫn.

Bộ sách sử dụng kênh hình là chủ yếu. Kênh hình trong sách Đạo đức 1 rất phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Từ tranh ảnh để diễn tả nội dung các tình huống, các câu chuyện, cách tiến hành các trò chơi…, đến hình vẽ, sơ đồ để minh họa nội dung, cách thức thực hiện các chuẩn mực, cách thức tự đánh giá…Sách còn sử dụng các logo, xinh xắn tạo dấu ấn riêng cho các phần.

Sách giáo khoa Đạo đức lớp 1 gồm hai kiểu bài học chính, đó là giáo dục đạo đức và giáo dục kĩ năng sống. Mỗi bài học đều chú trọng phần Luyện tập với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, sinh động phù hợp lứa tuổi.

Các giá trị đạo đức cần dạy cho học sinh trong sách giáo khoa Đạo đức 1 bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Với những kiểu bài giáo dục đạo đức các giá trị đạo đức trên là các giá trị cốt lõi để các tác giả xây dựng lên các hoạt động học.

Để dạy các bài học này được hiệu quả, giáo viên viên chú trọng đến việc khai thác các câu chuyện, tình huống thực tiễn gần gũi với học sinh Tiểu học tiêu biểu, điển hình để giáo dục cho học sinh giá trị đạo đức của bài học thông qua các hoạt động tương tác, giao tiếp đa chiều.

Khác với kiểu bài giáo dục đạo đức vốn tập trung vào việc phát triển các giá trị đạo đức và thái độ sống phù hợp với học sinh qua việc khai thác kĩ các câu chuyện, tình huống gần gũi, đẩy mạnh hoạt động giao tiếp, tranh luận, bày tỏ ý kiến trong các hoạt động dạy học, bài học giáo dục kĩ nắng sống thiên về tính thực hành.

Có thể nói, thực hành là một đặc trưng của các bài học giáo dục kĩ năng sống. Khi dạy các kiểu bài học này, giáo viên cần thiết kế, tổ chức nhiều hoạt động thực hành gần gũi với các việc làm của học sinh khi ở nhà, ở trường đế các em có cơ hội được rèn luyện và phát triển, từ đó dần tạo nên những kĩ năng và thói quen sống tích cực.

Tất cả những hoạt động đó không chỉ là kiến thức cần biết mà còn là dữ liệu để giáo viên tổ chức thành các hoạt động cho học sinh thực hành ngay tại lớp và thực hành ở nhà với sự tham gia theo dõi, đánh giá của cha mẹ học sinh.

Với bài học này, việc tổ chức cho học sinh thực hành tại lớp các hoạt động như: chải tóc, đánh răng, đi giày, rửa tay, chỉnh đốn quần áo,.. sẽ giúp cho giờ học “động” hơn, chất “kĩ năng sống” nhiều hơn, khác với các giờ học” tĩnh” truyền thống.

Với các bài giáo dục kĩ năng sống, việc thiếu vắng các hoạt động thực hành sẽ là một thiếu sót lớn. Giáo viên nên đẩy mạnh tổ chức các hoạt động này cho học sinh thực hiện ở phần Luyện tập và đặc biệt là ở phần Vận dụng.

Có thể nói, việc thiết kế và tổ chức những hoạt động thực hành thú vị trong sách giáo khoa Đạo đức lớp 1 không chỉ giúp cho học có thể học những kĩ năng sống một cách hữu hiệu mà còn giúp cho các giờ học sinh động hấp dẫn với học sinh hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ