Điểm mới trong đề tham khảo Hóa học thi tốt nghiệp THPT 2025

GD&TĐ - Đề tham khảo môn Hóa học Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 giảm yếu tố tính toán, nhưng không dễ để có thể đạt điểm cao.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Xuân Phú.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Xuân Phú.

Phân tích đề tham khảo môn Hóa học Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, giáo viên tổ Tự nhiên, Hệ thống giáo dục Hocmai nhận định: Nội dung các câu hỏi trong đề thi khá hay, nhiều yếu tố mới mẻ so với xu hướng ra đề trước đây, xuất hiện nhiều câu hỏi ứng dụng thực tiễn, thực hành, bám sát tinh thần của Chương trình GDPT 2018. Mặc dù đề thi giảm yếu tố tính toán, nhưng không dễ để có thể đạt điểm cao, khác biệt so với việc học và ôn truyền thống nên sẽ gây nhiều khó khăn, bất ngờ cho học sinh.

Cụ thể, trong thời gian làm bài 50 phút, thí sinh phải hoàn thành 28 câu hỏi tương đương 40 lệnh hỏi và tổng điểm là 10.

Trong đó, phần I là câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn gồm: 18 câu hỏi tương đương 18 lệnh hỏi, mỗi lệnh được 0,25 điểm → tổng 4,5 điểm.
Phần II là câu trắc nghiệm đúng sai gồm: 4 câu hỏi tương đương 16 lệnh hỏi. Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 1 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 2 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 3 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm. Thí sinh lựa chọn chính xác 4 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

Phần III là câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn gồm 6 câu hỏi tương đương 6 lệnh hỏi, mỗi lệnh được 0,25 điểm → tổng 1,5 điểm.

Điểm mới so với đề thi minh họa trước đây là đề thi tham khảo xuất hiện câu hỏi dạng dùng chung dữ liệu ví dụ như câu 17 và câu 18 - Phần I.
Về phạm vi kiến thức, đề có 2 câu thuộc lớp 10 (câu 7 - Phần I, câu 5 - Phần III), trong đó có 1 câu thuộc Chuyên đề Hoá học trong việc phòng chống cháy nổ (câu 7 - Phần I). Có 2 câu hỏi thuộc lớp 11 (câu 8 và câu 13 - Phần I), trong đó có 1 câu thuộc Chuyên đề Phân bón (câu 8 - Phần I). Các câu còn lại là các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12.

Phần lớn các câu hỏi được phát triển từ các nội dung đã được đề cập trong SGK. Tuy nhiên có một số câu có liên quan đến phần chuyên đề như câu 7 và câu 8 - Phần I.

Về độ khó: Tỷ lệ biết – hiểu chiếm khoảng 75 – 80%; tỷ lệ vận dụng chiếm khoảng 20 – 25%.

Đề không quá khó, nhưng khá dài. Riêng câu 6 - Phần III nặng về tính toán, các câu còn lại nếu học sinh nắm chắc được bản chất hoá học và đọc kỹ đề bài thì hoàn toàn có thể đạt điểm 8+.

Về điểm mới: Nội dung câu hỏi thiên về lý thuyết và bản chất hoá học, ít câu hỏi tính toán hơn; có nhiều câu liên quan đến ứng dụng thực tiễn.

Ma trận cụ thể như sau:

Lớp
Chủ đề
Cấp độ tư duy
Tổng
Tỉ lệ
Phần I
Phần II
Phần III
Biết
Hiểu
VD
Biết
Hiểu
VD
Biết
Hiểu
VD
23
10
NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC
1
1
2,50%
10
CĐ. HOÁ HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
1
1
2,50%
11
CĐ. PHÂN BÓN
1
1
2,50%
11
HYDROCARBON
1
1
2,50%
12
ESTER - LIPID
2
1
1
2
1
1
8
20,00%
12
CARBOHYDRATE
1
1
1
2
1
6
15,00%
12
HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN
1
1
1
1
4
10,00%
12
POLYMER
1
1
2,50%
12
PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN
1
1
1
1
2
1
7
17,50%
12
ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
1
1
2
5,00%
12
NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA
2
1
3
7,50%
12
SƠ LƯỢC VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP DÃY THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT
1
2
1
1
5
12,50%
Tổng
9
7
2
2
3
5
4
5
3
40
Tỉ lệ
23%
18%
5%
5%
8%
13%
10%
13%
8%
100%
Điểm tối đa
4,5
2,5
3
10

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ