Điểm đáng chú ý trong đề tham khảo Lịch sử thi tốt nghiệp THPT từ 2025

GD&TĐ - Đề tham khảo môn Lịch sử Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 28 câu với 40 lệnh hỏi, có dạng thức câu hỏi mới là trắc nghiệm đúng sai.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Xuân Phú.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Xuân Phú.

Năm 2025 sẽ là năm đầu tiên triển khai Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018. Đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có những điều chỉnh đáng kể so với Kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước về cấu trúc, định dạng và dạng thức câu hỏi, nội dung đề thi bám sát theo định hướng đánh giá năng lực của Chương trình GDPT mới.

Các thầy cô Hệ thống giáo dục Hocmai phân tích những điểm đáng chú ý của đề thi tham khảo như sau:

Về số lượng câu hỏi: Gồm 28 câu hỏi với 40 lệnh hỏi làm trong thời gian 50 phút.

Về dạng thức câu hỏi và cách tính điểm: Dạng thức câu hỏi mới là trắc nghiệm đúng sai với cách tính điểm riêng biệt cho từng dạng thức. Cụ thể như sau:

Dạng thức câu hỏi
Số lượng
Cách tính điểm
Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
24 câu
0,25/câu hỏi
Trắc nghiệm đúng sai
4 câu
4 ý/câu
Điểm tối đa là 1 điểm/câu hỏi
- Đúng 1 ý trong 1 câu hỏi: 0,1 điểm
- Đúng 2 ý trong 1 câu hỏi: 0,25 điểm
- Đúng 3 ý trong 1 câu hỏi: 0,5 điểm
- Đúng cả 4 ý trong 1 câu hỏi: 1 điểm

Về cấp độ tư duy: Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình GDPT 2018, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo:

Thành phần năng lực
Cấp độ tư duy
Tổng
Tỉ lệ
Phần I
Phần II
NB
TH
VD
NB
TH
VD
Tìm hiểu Lịch sử
8
2
4
1
15
37,50%
Nhận thức và tư duy lịch sử
4
4
3
4
15
37,50%
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
2
4
4
10
25,00%
Tổng
12
8
4
4
4
8
40
100,00%
Tỉ lệ
30%
20%
10%
10%
10%
20%
100%

Tỷ trọng câu hỏi nhận biết và thông hiểu trong đề minh họa là khoảng 70% nhưng sẽ chỉ chiếm khoảng 6/10 điểm trong đề thi, 4/10 điểm vẫn là các câu hỏi vận dụng. Vì vậy, các trường đại học, cao đẳng hoàn toàn có thể sử dụng kết quả của kỳ thi để xét tuyển.

Về phạm vi kiến thức: 15% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức lớp 11, tập trung ở 2 chủ đề là Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay và Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945).

Các câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức lớp 11 đều ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và phân bổ ở cả ba cấp độ tư duy là nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

85% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức lớp 12, trải đều ở cả 6 chủ đề của lớp 12. Các chuyên đề tập trung nhiều câu hỏi là: ASEAN - Những chặng đường lịch sử; Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) ;Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Đặc biệt, phần chuyên đề học tập có 1 câu hỏi dạng trắc nghiệm đúng sai.

Cụ thể như ma trận sau:

Lớp
Chủ đề
Cấp độ tư duy
Tổng
Tỉ lệ
Phần I
Phần II
Biết
Hiểu
VD
Biết
Hiểu
VD
11
Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
1
1
1
3
7,5%
11
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945).
1
1
1
3
7,5%
12
Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh
1
1
1
1
2
6
15,0%
12
ASEAN: Những chặng đường lịch sử
2
1
3
7,5%
12
Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)
3
1
1
1
2
8
20,0%
12
Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
1
1
1
1
1
2
7
17,5%
12
Lịch sử đối ngoại Việt Nam thời cận - hiện đại
2
1
3
7,5%
12
Hồ Chí Minh trong Lịch sử Việt Nam
1
1
1
3
7,5%
12
Chuyên đề học tập
1
1
2
4
10,0%
Tổng
12
8
4
4
4
8
36
Tỉ lệ
30%
20%
10%
10%
10%
20%
100%
Điểm tối đa
6
4
10

Như vậy, với đề thi này, học sinh cũng cần có sự điều chỉnh việc ôn tập, học sinh cần có kế hoạch và lộ trình ôn tập một cách khoa học để sẵn sàng với mọi thay đổi của Kỳ thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.