Kinh nguyệt không đều là như thế nào?
Kinh nguyệt không đều thường được phát hiện khi người phụ nữ có các biểu hiện như kinh nguyệt bất thường không theo chu kỳ, thời gian hành kinh ngắn hoặc dài, huyết đóng thành khối hay hạt… có thể quan sát bằng mắt thường. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng có tác động đến sinh hoạt bình thường hàng ngày và vấn đề sức khỏe sinh sản sau này nếu không được chữa trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều:
Chu kỳ quá ngắn hoặc quá dài đều là biểu hiện bất thường
- Nếu chu kỳ kinh nguyệt tháng trước là 28 ngày, tháng này lại 40 ngày nhưng tháng sau lại 30 ngày…
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày
- Số ngày ra máu kinh quá 7 ngày hoặc dưới 2 ngày
- Màu sắc hoặc tính chất máu kinh bị thay đổi như máu kinh có màu nâu, máu kinh bị vón cục
- Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít
- Rong kinh, rong huyết
- Không có kinh trong thời gian dài...
Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều
Stress là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều có thể do mất cân bằng nội tiết tố nữ, tăng hoặc giảm cân, rối loạn ăn uống, tập thể dục quá nhiều… Có thể kể đến 4 nguyên nhân chính dưới đây:
- Mất cân bằng hormone: Mất cân bằng hormone thường gặp ở phụ nữ dậy thì và tiền mãn kinh. 2 loại hormone estrogen và progesterone giúp điều hòa sự tích tụ của lớp niêm mạc tử cung. Khi nội tiết tố mất cân bằng, sự dư thừa các kích thích tố này đều có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều hòa hormone, thuốc chống viêm, chống đông máu cũng có thể khiến kinh nguyệt không đều. Một số tác dụng phụ của các dụng cụ ngừa thai cũng khiến kinh nguyệt không đều.
- Mắc một số bệnh lý: Có thể kể đến bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng, u xơ tử cung.
- Căng thẳng, stress thường xuyên: Thường xuyên bị stress gây ảnh hưởng đến hormone căng thẳng, từ đó tác động đến cán cân nội tiết tố.
Có thể điều hòa kinh nguyệt được không?
Điều hòa kinh nguyệt là biện pháp làm cho kinh nguyệt của người phụ nữ đang ở tình trạng không ổn định trở lại trạng thái bình thường. Hiện tượng kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy, việc điều hòa kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Thông thường có nhiều biện pháp khác nhau có thể áp dụng là: sử dụng liệu pháp tự nhiên, dùng thuốc điều kinh, thay đổi chế độ ăn uống…
Top thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt
Gừng
Gừng có vị cay, ấm giúp làm giảm đau bụng kinh
Các loại rau màu xanh
Rau xanh – Nguồn chất xơ giàu dinh dưỡng
Đường thốt nốt
Khác hẳn với các loại đường khác, đường thốt nốt là một loại thực phẩm vô cùng hữu ích cho việc điều hòa kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Đường thốt nốt được làm từ tinh dầu của cây thốt nốt có vị ngọt thanh chứa nhiều sắt và khoáng chất. Theo một số kết quả nghiên cứu, hàm lượng khoáng chất trong loại đường này cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau. Chị em có thể thêm đường thốt nốt vào bữa ăn hàng ngày sẽ cải thiện tình trạng thiếu máu, đồng thời giúp chị em điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Đu đủ
Trong 100g đu đủ chín có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi magiê sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu tốt cho chị em phụ nữ.
Viên uống Tố Nữ Nhất Nhất
Theo Ðông y, nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn kinh nguyệt là do khí hư, huyết hư. Vì vậy, muốn phòng và điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả nên sử dụng các vị thuốc hoặc bài thuốc giúp bồi bổ và lưu thông khí huyết.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏeTỐ NỮ NHẤT NHẤTHỗ trợ cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ Estrogen một cách tự nhiên Hỗ trợ hạn chế các triệu chứng tiền mãn kinh Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/to-nu-nhat-nhat.html Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 00788/2019/ATTP-XNQC |