Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong 10 lĩnh vực đào tạo có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất, đứng đầu là Kinh doanh và quản lý, tiếp đến là Máy tính và công nghệ thông tin. Lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên trình độ đại học đứng ở vị trí số 7.
Dưới đây là 10 lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất:
TT | Lĩnh vực | Tỉ lệ tuyển sinh |
1 | Kinh doanh và quản lý | 24,54% |
2 | Máy tính và công nghệ thông tin | 11,79% |
3 | Công nghệ kỹ thuật | 9,18% |
4 | Nhân văn | 8,68% |
5 | Sức khỏe | 6,35% |
6 | Khoa học xã hội và hành vi | 5,46% |
7 | Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên trình độ đại học | 5,09% |
8 | Kỹ thuật | 4,86% |
9 | Pháp luật | 3,99% |
10 | Kiến trúc và xây dựng | 3,69% |
Cũng theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm 2022, tổng số thí sinh nhập học toàn quốc là 521.263, đạt 83,39%; cao hơn số nhập học của năm 2021, 2020.
Trong số 330 cơ sở đào tạo, có 194 cơ sở đào tạo (58,67%) có tỉ lệ nhập học đạt trên trên 80% so với chỉ tiêu và chiếm 79,42% tổng số nhập học của toàn quốc.
Năm | Số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT | Chỉ tiêu đại học | Số trúng tuyển đã nhập học | Tỉ lệ nhập học/chỉ tiêu | Tỉ lệ nhập học /Số dự thi |
2022 | 1.011.589 | 625.096 | 521.263 | 83,39% | 51,35% |
2021 | 1.021.117 | 550.301 | 517.698 | 94,08% | 50,70% |
2020 | 900.152 | 526.649 | 460.160 | 87,38% | 51,12% |
Bộ GD&ĐT cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 về cơ bản giữ ổn định như năm 2022 và có điều chỉnh một số yếu tố kỹ thuật. Năm 2023, lần đầu tiên quy định mới về điểm ưu tiên có hiệu lực. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần; Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.