Chủ động thích ứng
PGS.TS Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải (GTVT) chia sẻ: Trong điều kiện hội nhập quốc tế và thực tế xã hội đòi hỏi cao về chất lượng nguồn nhân lực, nhà trường nhận rõ điều này nên đã chủ động thích ứng tạo sự đổi thay về đao tạo, nghiên cứu khoa học và chuyên giao công nghệ để đóng góp nhiều nhắt cho xã hội.
Công tác đào tạo được quan tâm chú trọng với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Đi cùng với đó tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo những bước đột phá lớn. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của Trường được các giải thưởng lớn như Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC); nhiều công trình nghiên cứu của các giảng viên được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín ở trong nước và trên thế giới; một số sản phẩm nghiên cứu đã được thương mại hóa.
Giảng viên và sinh viên bên công trình đạt giải nhất nghiên cứu khoa học cấp trường |
Đến nay, các nhà khoa học, các chuyên gia của trường đã chứng minh cho xã hội thấy vai trò, đóng góp to lớn của các tập thể và cá nhân. Các nhà khoa học cùng sinh viên Trường Đại học GTVT có mặt trên mọi vùng miền đất nước, đã tham gia giải quyết nhiều vấn đề lớn của ngành GTVT được xã hội đánh giá cao như: Vệt hằn bánh xe, mặt cầu Thăng Long, cầu treo dân sinh, vật liệu xây dựng ở vùng biển và hải đảo, máy móc thiết bị xây dựng nội địa hóa, tự động hóa giao thông, tổ chức giao thông, cơ khí chế tạo, điện tử bán dẫn … được đánh giá cao về chất lượng.
Trong số gần 800 giảng viên của trường, tỷ lệ giảng viên có học vị giáo sư, tiến sĩ đạt gần 11%; tỷ lệ giảng viên đạt trình độ từ tiến sĩ trở lên là 40% - cao hơn 10% so với tỷ lệ trung bình của các trường đại học trong cả nước. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo hằng năm luôn đạt khoảng 90%. Năm 2022, Trường đã hoàn thành đánh giá ngoài và được cấp giấy chứng nhận kiểm định trường lần 2 (lần 1 năm 2016) và cũng là trường đầu tiên cấp giấy chứng nhận kiểm định trường giai đoạn 2022-2026
Đổi thay để mạnh mẽ hơn
Với mục tiêu xây dựng Trường trở thành một trường đại học nghiên cứu, môi trường học tập, cơ sở thực tập, thực hành, hệ thống các phòng thí nghiệm luôn được Nhà trường đặc biệt quan tâm. Trong điều kiện nguồn kinh phí còn rất hạn hẹp, nhà trường vẫn luôn ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở vật chất. Trong giai đoạn vừa qua, Nhà trường đã tích cực tìm kiếm, huy động các nguồn lực đầu tư để cải tạo hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm. Nhứng đổi thay tích cực thời gian qua là minh chứng rõ nét quyết tâm của toàn trường đổi thay để mạnh mẽ hơn.
Đến nay 100% giảng đường tại Hà Nội được lắp đặt trang thiết bị phòng học thông minh đạt chuẩn khu vực. Hệ thống phòng làm việc của khối hành chính được cải tạo lại hiện đại, chuyên nghiệp, văn minh. Nhà trường đã xây dựng thành công khung kiến trúc nhà trường điện tử và đưa vào vận hành từ đầu năm 2021 với cơ chế quản trị hành chính điện tử và một cửa liên thông; các dịch vụ hành chính đạt chuẩn dịch vụ hành chính công cấp độ 3, nhiều dịch vụ đạt chuẩn hành chính công cấp độ 4. Hệ thống thông tin, thư viện được nhà trường được hiện đại hóa. Hệ thống mạng Internet tốc độ cao và các phần mềm quản lý được áp dụng đồng bộ.
Cùng với đào tạo, các hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ đang tạo sự đổi thay tích cực |
Trong giai đoạn 2021-2025, nhà trường xác định mục tiêu tổng quát là “Trở thành trường đại học đa ngành theo định hướng nghiên cứu, khẳng định vị thế hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực GTVT, có uy tín và chất lượng ngang tầm châu Á”. Tích cực phối hợp, hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo, nghiên cứu trong nước và quốc tế để tiếp thu kinh nghiệm đào tạo, nghiên cứu tiên tiến, hiện đại. Gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, địa phương để phát huy tiềm năng, thế mạnh, khẳng định vị thế và uy tín của Nhà trường về lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ giao thông - vận tải, không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và trên thế giới.
“Để đạt được mục tiêu này, nhà trường đã xác định 8 nhóm giải pháp cơ bản: Thứ nhất, xây dựng trường đại học tự chủ với mô hình quản trị tiên tiến, hệ thống và phương thức quản lý chuyên nghiệp đạt tới mô hình của trường đại học thông minh; thứ hai, đa dạng hóa ngành, phương thức và loại hình đào tạo phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ; thứ ba, khẳng định vai trò tiên phong, vị thế hàng đầu Việt Nam về khoa học công nghệ trong lĩnh vực GTVT nhằm phục vụ công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức theo yêu cầu hội nhập quốc tế”. - PGS.TS Nguyễn Ngọc Long nhấn mạnh.