Đi xin việc: 5 điều tưởng hay lại hóa dở

Nhiều người thường quá chú ý đến tiểu tiết trong những hồ sơ xin việc. Sau đây là 5 điều mà những người xin việc thường đổ quá nhiều công sức vào nhưng người tuyển dụng lại thường không quan tâm:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Làm hồ sơ xin việc thật đẹp

Trong thị trường việc làm cạnh tranh ngày nay, tìm mọi cách để hồ sơ của bạn nổi trội giữa các hồ sơ khác là việc nên làm. Nhưng bạn có thể đã quá chú tâm đến vẻ ngoài, tìm cách căn chỉnh font, cỡ chữ, màu sắc, chương mục… thật bóng bẩy.

Trừ phi bạn định xin vào ngành thiết kế mỹ thuật, làm một hồ sơ quá hào nhoáng tỏ ra là bạn không rõ về công việc đang chờ đợi mình. Không nhà tuyển dụng nào chọn nhân viên vì hồ sơ đẹp, và sự nổi trội của bạn giữa các ứng viên cũng không phải vì font chữ bạn chọn.

Hãy làm một hồ sơ dễ đọc, nhấn mạnh được khả năng của bạn. Những mục mà bạn thấy quan trọng thì hãy để chúng nổi bật nhất trong hồ sơ.

Và hãy thực tế, các nhà tuyển dụng không lưu tâm lắm đến những tính từ tự tán dương như “kỹ năng quản lý xuất sắc” hay “giao tiếp sáng tạo”.

2. Gửi thư cám ơn viết tay

Trước đây, gửi một lá thư viết tay lịch sự là cách tốt để kết thúc một quy trình phỏng vấn, nhưng trong thời đại tên lửa ngày nay, có nhiều cách tốt hơn để người xin việc làm điều này.

Những người tuyển dụng cũng quan tâm nhiều hơn đến việc bạn tỏ ra thế nào trong khi phỏng vấn. Hãy viết thư gửi họ về những thông tin ý nghĩa chứng tỏ bạn lưu tâm đến vị trí tuyển dụng, cám ơn họ vì cuộc nói chuyện về công việc và những lời khuyên của họ.

3. Hồ sơ có đúng 1 trang hay không?

Bạn có thể nghe rằng những nhà tuyển dụng truyền thống không thích những hồ sơ xin việc tràn qua trang thứ 2 hay hơn nữa.

Một nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy, nhà tuyển dụng thường dùng 6 giây để lướt qua một hồ sơ xem ứng viên có thích hợp hay không. Nên bạn điều chỉnh hồ sơ nằm trong 1 trang có vẻ là hợp lý.

4. Viết một lá thư xin việc khéo léo

Bạn có thể bối rối tìm cách viết một lá thư xin việc thật khéo léo. Nhưng bạn chỉ cần làm như đang viết cho một người bạn về công việc bạn đang mong muốn.

Điều quan trọng trong một lá thư xin việc là cần nhấn mạnh sự nhiệt tình và những đặc tính khiến bạn phù hợp cho công việc – nhưng không có trong hồ sơ.

Nhiều người cho rằng thư xin việc cũng cần lặp lại những điều trong hồ sơ, nhưng thật ra là ngược lại.

Trong thư xin việc, bạn có thể thể hiện cá tính, những đặc trưng cá nhân nổi trội mà hồ sơ không thể bày tỏ. Đó là cách nhanh nhất để người tuyển dụng biết về con người bạn.

5. Bạn chưa được trả lời

Bạn nộp hồ sơ nhưng chưa nghe thấy người tuyển dụng trả lời. Thực sự, họ cũng không kiểm tra quá thường xuyên. Ngoài việc tuyển dụng nhân viên, họ còn phải gặp gỡ những người khác và vẫn phải làm việc.

Bạn nên kiên nhẫn. Đừng gửi email liên tục hỏi họ rằng bao giờ mới phỏng vấn bạn. Nếu bạn vừa thực hiện xong một cuộc phỏng vấn, có thể hỏi về khoảng thời gian mà họ sẽ trả lời lại. Trong lúc đó, hãy tiếp tục công cuộc tìm việc của mình.

Cho rằng bạn sẽ không có việc ngay sau khi rời khỏi phòng phỏng vấn là tốt hơn cho tâm lý bạn. Bạn sẽ không nôn nóng khổ sở chờ đợi mỗi ngày và bỏ lỡ cơ hội trong thời gian đó.

Theo Pháp luật TP.HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ