ĐH Quốc gia Hà Nội công bố cấu trúc bài thi đánh giá năng lực năm 2025

GD&TĐ - Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực (HSA) năm 2025.

Thí sinh tham dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội đợt 11-12/5/2024.
Thí sinh tham dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội đợt 11-12/5/2024.

Theo đó, cấu trúc bài thi được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông, có thêm bài thi Ngoại ngữ. Cụ thể, cấu trúc gồm 3 phần: Phần 1 gồm Toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút); Phần 2 gồm Ngôn ngữ - Văn học (50 câu hỏi, 60 phút); Phần 3 gồm Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).

Về hình thức, bài thi đánh giá năng lực năm 2025 điều chỉnh chủ yếu ở phần 3 và cách đặt câu hỏi. Sau khi hoàn thành hai phần thi đầu, phần thi thứ 3 thí sinh sẽ được lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa để hoàn thành bài thi trong thời gian 195 phút (không kể thời gian bù thêm cho câu hỏi thử nghiệm).

Riêng phần lựa chọn liên quan đến Ngoại ngữ sẽ được xây dựng thành một hợp phần riêng thay thế phần Khoa học để đánh giá năng lực chuyên biệt.

Về câu hỏi, mỗi chủ đề thi sẽ xuất hiện câu hỏi chùm, trong một ngữ cảnh dữ liệu đầu bài sẽ hỏi kèm 1- 3 câu hỏi khác nhau để đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh. Câu hỏi chùm có thể là chủ đề mới với ngữ liệu cho trước đòi hỏi thí sinh phải nhận định, phân tích và đưa ra phương án giải quyết vấn đề đã cho.

Phần 1 (bắt buộc): Toán học và Xử lý số liệu được làm bài trong 75 phút gồm 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu hỏi điền đáp án) thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.

Phần 2 (bắt buộc): Ngôn ngữ - Văn học được hoàn thành trong 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, v.v… Ngữ liệu được lựa chọn trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.

Phần 3 (tự chọn): Khoa học thiết kế thời gian là 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm và điền đáp án. Thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực:

Vật lý (Động học, Động lực học, Công, Năng lượng và công suất, Động lượng, Chuyển động tròn, Biến dạng của vật rắn, Dao động, Sóng, Điện, Từ, Vật lý nhiệt, Hạt nhân và phóng xạ, Thí nghiệm/thực hành…).

Hóa học (Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Liên kết hóa học, Năng lượng hóa học, Động hóa học, Điện hóa học, Hóa học vô cơ và các nguyên tố, Đại cương kim loại, Phức chất hóa học, Các dãy hidrocacbon, Dẫn xuất halogen – alcohol- phenol, các hợp chất carnonyl, Chất béo (ester – lipid), Carbohydrate, Hợp chất chứa dị tố nitơ, lưu huỳnh, Hợp chất polymer, Thí nghiệm/thực hành…).

Sinh học (Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, Sinh học tế bào, Vi sinh vật và virus, Sinh học cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học và môi trường, Sinh học phân tử, Kiểm soát sinh học, Thí nghiệm/thực hành….).

Lịch sử (Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại, Lịch sử Việt Nam và một số chuyên đề danh nhân lịch sử, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam…).

Địa lý (Địa lý đại cương, Địa lý kinh tế - xã hội thế giới, Địa lý Việt Nam (tự nhiên, dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế) và một số chuyên đề thiên tai và các biện pháp phòng chống, phát triển làng nghề…). Ngoài ra, phần 3 của bài thi cũng có thể thiết kế chỉ có các câu hỏi ngoại ngữ dành để đánh giá năng lực ngoại ngữ chuyên biệt.

Dự kiến, đề thi tham khảo của bài thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ công bố trong tháng 8/2024. Dạng thức bài thi HSA năm 2025 (phần thi Ngoại ngữ được công bố sau).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.