Đến hẹn lại lo…

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Nhiều người ví, lạm thu đã trở thành vấn đề “đến hẹn lại lo” mỗi khi bước vào năm học mới.

Nhiều phụ huynh bày tỏ không đồng tình, thậm chí bức xúc với một số khoản thu tự nguyện đầu năm học. Trên các diễn đàn, mạng xã hội, phụ huynh không giấu nổi bức xúc khi nhiều khoản đóng góp gắn mác “tự nguyện”; chẳng hạn như: San lấp để làm nhà xe của học sinh; mua sắm, cho tặng điều hòa; tiền photo, mua vở ghi, tivi… và nhiều khoản thu, cùng các loại quỹ khác.

Nhiều người quan ngại, dường như phụ huynh đang nghiễm nhiên phải có trách nhiệm chia sẻ với nhà trường để con họ có điều kiện học tốt hơn. Vô hình trung, chủ trương xã hội hóa đang bị “biến tướng”, lách luật để các trường “tận thu”.

Mấy năm nay, chúng ta vẫn kêu gọi các địa phương, cơ sở giáo dục đại học không tăng học phí, thậm chí là miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên để giảm gánh nặng về tài chính cho phụ huynh khi mà kinh tế của phần lớn gia đình vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Song nếu nhìn vào bảng thống kê số tiền phụ huynh nộp đầu năm học, học phí chỉ là con số khiêm tốn so với các khoản quỹ, phí, lệ phí khác. Bao nhiêu khoản thu là bấy nhiêu gánh nặng dồn lên vai phụ huynh, nhất là với gia đình khó khăn, đông con trong tuổi ăn học.

Chẳng thế mà, một số phụ huynh bức xúc và phàn nàn về việc “giảm chỗ nọ nhưng lại “phình” chỗ kia” và chẳng khác gì “đánh bùn sang ao”. Quan ngại hơn, lạm thu trong trường học đã làm mất đi ý nghĩa nhân văn của chủ trương không tăng phí mà Bộ GD&ĐT, Chính phủ đã quyết tâm thực hiện.

Vẫn biết, xã hội hóa là chủ trương đúng nhằm huy động phụ huynh, xã hội cùng chung tay chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Song giữa xã hội hóa và lạm thu là ranh giới mong manh dễ bị phá vỡ. Vì thế, nếu chủ trương đúng nhưng cố tình làm sai là có tội, làm xói mòn niềm tin của phụ huynh với nhà trường.

Do vậy, để ngăn chặn tình trạng lạm thu, xã hội hóa cần thực hiện dựa trên các nguyên tắc: Đúng quy định, không “biến tấu, lách luật” các khoản thu; công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hiện tượng lạm thu trong trường học. Đặc biệt, công tác này phải thực hiện sát sao, nghiêm túc ở những “điểm nóng”, nơi mà dư luận xã hội phản ánh, bức xúc.

Đối với phụ huynh, cần nắm rõ quy định về các khoản được thu và không được thu trong nhà trường; từ đó thực hiện tốt vai trò phản biện và giám sát. Phụ huynh cần kiên quyết từ chối nộp những khoản tiền không đúng quy định.

Song, suy cho cùng, chống lạm thu trong trường học cần thực hiện quyết liệt và bắt đầu từ lãnh đạo cơ sở giáo dục. Bởi nếu hiệu trưởng không im lặng hoặc cố tình “lách luật” và nếu hiệu trưởng giám sát chặt chẽ, sát sao hơn các khoản thu, chi thì lạm thu sẽ không còn là câu chuyện “đến hẹn lại lên” mỗi khi bước vào năm học mới.

Vì thế, thiết nghĩ, cần xử lý thật nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu để xảy ra tình trạng lạm thu tại đơn vị. Cùng với đó, truy trách nhiệm của trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường nhằm ngăn chặn tận gốc “biến tướng” của đóng tiền tự nguyện, xã hội hóa giáo dục.

Minh họa/INT

Vị thế ở đâu?

GD&TĐ - Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2022, cả nước còn khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ảnh minh họa ITN.

Loại bỏ sức ì

GD&TĐ - Chỉ khi nào thầy cô nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá..., hoạt động này mới trở thành lực đẩy nâng cao chất lượng dạy học.
Minh họa/INT

Hễ mưa là phố thành sông

GD&TĐ - 'Hễ mưa lớn là ngập' - điệp khúc này lặp đi lặp lại lâu nay ở các đô thị miền Trung.
Minh họa/INT

'Mở khóa' cho tăng trưởng

GD&TĐ - Ngoài nông nghiệp vẫn giữ được vai trò trụ đỡ, các động lực tăng trưởng 'truyền thống' là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều trục trặc và suy yếu.
Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Bỏ thói quen cũ

GD&TĐ - Thay đổi vai trò, quan niệm về sách giáo khoa là một trong những điểm mới quan trọng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Minh họa/INT

Sắp đến ngày gỡ thẻ vàng

GD&TĐ - Không chỉ dừng lại ở châu Âu mà sắp tới, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng sẽ áp dụng các quy định như châu Âu.