Đề xuất tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 60 vào năm 2036

GD&TĐ - Tăng tuổi nghỉ hưu là một nội dung mới trong dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi. Đây là một nội dung tương đối nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại cuộc họp
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại cuộc họp

Ban soạn thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và các Bộ, ngành liên quan vừa có cuộc họp lấy ý kiến các thành viên, nhằm hoàn thiện dự thảo tờ trình của Chính phủ về dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, khai mạc ngày 20/5.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, Trưởng ban soạn thảo cho biết, đây là một Bộ Luật khổng lồ, lần sửa đổi này gần như toàn diện (với 221 điều, giảm 21 điều so với Bộ Luật hiện hành) với nhiều nội dung mới, nhạy cảm chưa có trong tiền lệ cần phải được bàn kỹ lưỡng, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người lao động (NLĐ), phù hợp với pháp luật quốc tế trong thời kỳ hội nhập.

Để hoàn thiện dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Ban soạn thảo đã nhận được ý kiến đóng góp của 70 Bộ ngành, hiện Bộ luật đang được tiếp tục lấy ý kiến nhân dân. Bên cạnh việc xây dựng Bộ Luật lao động (sửa đổi), Ban soạn thảo cũng song song xây dựng dự thảo 14 Nghị định hướng dẫn thi hành để ngay sau khi Bộ Luật được Quốc hội thông qua (dự kiến kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV) và có hiệu lực thi hành, Luật có thể đi ngay vào cuộc sống.

“Đến nay, cơ bản dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã hoàn tất và đủ điều kiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV. Chính phủ đã cho ý kiến 2 lần; Bộ Tư pháp đã thẩm định chính thức; Dự thảo Bộ luật đã được đăng tải lấy ý kiến nhân dân trên cổng thông tin Chính phủ; Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thẩm định sơ bộ; UBTV Quốc hội đã nghe và cho ý kiến tại phiên họp thứ 34 (tháng 5/2019)”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Cũng tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp, Tổ trưởng tổ soạn thảo dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) khẳng định: “Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu nam 62, nữ 60 quy định trong dự thảo Luật là đối với lao động bình thường, làm việc trong điều kiện bình thường. Còn đối với các lĩnh vực lao động đặc thù khác sẽ do Chính phủ quy định”

Việc Chính phủ lựa chọn phương án 1, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng lên 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. “Với lộ trình tăng tuổi như vậy thì phải đến năm 2036, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ mới là 60 tuổi; đến năm 2029 tuổi nghỉ hưu của lao động nam mới là 62 tuổi” - Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu, Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện dự thảo Bộ luật và dự thảo tờ trình của Chính phủ một cách chất lượng nhất để trình ra Quốc hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.