Đề xuất chia vùng để tính định mức giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Theo quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, trách nhiệm và thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Giáo dục sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm xây dựng vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong các cơ sở giáo dục công lập gửi Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ ban hành.

Thực hiện trách nhiệm được Chính phủ giao, Bộ GD&ĐT đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Thông tư này được ban hành sẽ thay thế Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập (Thông tư số 16).

Việc sửa đổi các quy định về vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu hiện nay được Bộ GD&ĐT nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở đánh giá, tổng kết thực tiễn triển khai Thông tư số 16 trong giai đoạn từ 2017-2021;

Đồng thời thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ năm 2020 về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế. Theo đó, việc rà soát, sửa đổi định mức giáo viên/lớp quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT phải đảm bảo phù hợp với việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và điều kiện thực tế của từng vùng, miền.

Để đảm bảo quy định định mức giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, miền, Bộ GD&ĐT đã đề xuất phương án chia vùng để tính định mức bao gồm:

Vùng 1: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Vùng 2: Các xã của thị xã, các xã của thành phố trực thuộc tỉnh, các xã, thị trấn thuộc thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc vùng 1); các địa phương không thuộc vùng 1, vùng 3.

Vùng 3: Các quận nội thành và thành phố của thành phố trực thuộc Trung ương, các phường của thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Bên cạnh đó, định mức giáo viên được quy định trên sĩ số học sinh/lớp. Theo đó, đối với vùng 3, định mức giáo viên được tính trên sĩ số học sinh tối đa/lớp; vùng 2 và vùng 1 định mức giáo viên được tính trên sĩ số học sinh/lớp giảm hơn so với định mức tối đa theo điều lệ trường học.

Việc điều chỉnh định mức giáo viên/học sinh hướng tới phù hợp với điều kiện từng vùng, miền đồng thời làm cơ sở để các địa phương giao biên chế thống nhất, từng bước khắc phục những bất cập trong giao biên chế và thừa/thiếu giáo viên của ngành Giáo dục thời gian vừa qua.

Để tiếp tục chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Thông tư, Bộ GD&ĐT đã đăng tải dự thảo Thông tư trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT để xin ý kiến góp ý rộng rãi của các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Chi tiết về dự thảo Thông tư đính kèm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.