Hiệu trưởng: Người nhiều “vai”

GD&TĐ - Thực tiễn tác động mạnh mẽ đến GD, đòi hỏi GD phải thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển. Đổi mới GD đang diễn ra trên quy mô toàn cầu với những thay đổi sâu sắc, từ quan niệm về chất lượng, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống GD. 

Hiệu trưởng: Người nhiều “vai”

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần xây dựng tiêu chí chất lượng cán bộ quản lý cơ sở GD phổ thông.

Cần một góc nhìn toàn diện

Theo TS Hồ Xuân Hồng – Phó Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Chư Sê (Gia Lai), trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi phải đánh giá chất lượng quản lý dạy học (QLDH) của hiệu trưởng. Theo đó, đánh giá chất lượng QLDH của hiệu trưởng là một trong những hoạt động không thể thiếu của quản lý GD. Thực tiễn này, đòi hỏi cần phải có bộ tiêu chí đánh giá. Tiêu chí này là cơ sơ quan trọng nhất để họ phát huy năng lực, nâng cao vai trò và trách nhiệm QLGD, qua đó góp phần nâng cao chất lượng GD. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để cơ quan quản lý cấp trên đánh giá chất lượng QLDH của hiệu trưởng; Giúp GV nâng cao năng lực dạy học, phát huy sáng tạo đáp ứng yêu cầu là: Giúp HS nỗ lực học tập, phát triển kiến thức, tiến tới đạt mục tiêu từng môn học và chương trình GD.

“Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng QLDH của hiệu trưởng đang là yêu cầu bức thiết đối với các nhà QLGD, các nhà trường phổ thông của nước ta hiện nay” - TS Hồ Xuân Hồng nhấn mạnh

TS Hồ Xuân Hồng nêu ý kiến: Khi bàn về chất lượng quản lý thì phải xem xét mục tiêu quản lý. Khái quát nhất có thể hiểu là: Mục tiêu quản lý được xác định dựa trên yêu cầu và nội dung quản lý được đặt ra để hoạt động quản lý luôn hướng đến. Đồng thời làm cơ sở sử dụng tất cả các nguồn lực của tổ chức, nhằm đạt được những mục tiêu quản lý một cách có hiệu quả. Mục tiêu quản lý được cụ thể hoá thành các chuẩn mực, các tiêu chí, chỉ báo thực hiện.

Còn theo thạc sỹ Kim Mạnh Tuấn (Học viện Quản lý GD), trong trường hợp đồng nhất chất lượng của hiệu trưởng cơ sở GD phổ thông với kết quả của cơ sở GD phổ thông đó với trọng tâm là kết quả học tập của HS thì chỉ số đánh giá hiệu quả công việc sẽ phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế có quá nhiều chỉ số. Vì vậy, điều quan trọng nhất là Việt Nam phải xây dựng được một bộ chỉ số phù hợp với hoàn cảnh và xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay. Chắc chắn, có rất nhiều ý kiến bất đồng giữa các nhà khoa học trong việc lựa chọn các chỉ số. Các chỉ số khác nhau thể hiện mục đích GD, hay cao hơn là triết lý GD khác nhau. Có một điểm chung mà các nhà khoa học thừa nhận đó là, đánh giá lãnh đạo nhà trường cần có một góc nhìn toàn diện.

Nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi phải đánh giá chất lượng quản lý dạy học của hiệu trưởng. Ảnh minh họa
Nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi phải đánh giá chất lượng quản lý dạy học của hiệu trưởng. Ảnh minh họa

Phẩm chất và năng lực hành động

“Yêu cầu đổi mới GD đòi hỏi phải lấy nhà trường làm cơ sở. Theo đó, hiệu trưởng nhà trường ngày nay phải là nhiều “vai” trong một. Với hàm ý rộng, cán bộ quản lý đóng vai trò: Người điều khiển; Người thực hiện; Người theo dõi; Người phối hợp; Người cố vấn; Người thúc đẩy; Người đổi mới và người môi giới”. 
GS.TS  Phạm Quang Trung

Ở một khía cạnh khác, GS.TS Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện Quản lý GD cho rằng, hiệu trưởng cơ sở GD phổ thông là người đứng đầu người nhà trường, có vai trò quan trọng nhất trong quá trình thiết lập chủ trương, định hướng phát triển nhà trường. Hiệu trưởng cũng là người quản lý chương trình GD nhà trường, tổ chức các hoạt động GD, dạy học, quản lý và thúc đẩy các hoạt động khác để tạo nên sự thành công cho nhà trường. “Quản lý nhà trường nói chung, cơ sở GD phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay là việc tổ chức điều hành các hoạt động GD-ĐT, qua đó nhằm GD-ĐT những con người đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động cũng như cuộc sống, giúp họ có khả năng hòa nhập và cạnh tranh quốc tế” - GS.TS Phạm Quang Trung trao đổi.

Theo GS Trung, yêu cầu phát triển nhà trường trong thời kỳ mới đòi hỏi hiệu trưởng có phẩm chất và năng lực hành động trong các lĩnh vực như: Tạo lập tương lai; lãnh đạo, quản lý hoạt động học và dạy; tự nâng cao năng lực bản thân và kết hợp với những nguời khác; bảo đảm tính chịu trách nhiệm về các công việc được giao và tăng cường phát triển cộng đồng thông qua các mối quan hệ gắn kết. Mặt khác, cần xác định tiêu chí chất lượng cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, một phần là cơ sở để đánh giá thực thi nhiệm vụ, hiệu quả công.

GS Phạm Quang Trung cho rằng, để xây dựng tiêu chí chất lượng cán bộ quản lý cơ sở GD phổ thông cần xác định rõ lĩnh vực hoạt động của cán bộ quản lý, xác lập các tiêu chí trong từng lĩnh vực, xác định các chỉ báo theo yêu cầu của từng tiêu chí. Các chỉ số thể hiện yêu cầu phải đạt được để thể hiện chất lượng công việc của người cán bộ quản lý.

Từ thực tiễn GS Phạm Quang Trung và các cộng sự đã đề xuất tiêu chí chất lượng cán bộ quản lý cơ sở GD THPT theo các bước.

Cụ thể: Bước 1: Xác định các lĩnh vực hoạt động bao gồm: Lĩnh vực 1: Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; Lĩnh vực 2: Lãnh đạo và quản lý nhà trường; Lĩnh vực 3: Quan hệ xã hội để phát triển nhà trường; Lĩnh vực 4: Điều kiện, môi trường làm việc; Lĩnh vực 5: Học tập, bồi dưỡng phát triển bản thân.

Bước 2: Xác định các tiêu chí trong từng lĩnh vực. Chẳng hạn như lĩnh vực 2: Lãnh đạo và quản lý nhà trường, đề xuất gồm 7 tiêu chí gồm: Lãnh đạo, quản lý phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; Quản lý hành chính; lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học, GD; Quản lý HS; Quản lý tài chính, tài sản nhà trường; Quản lý hoạt động kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng GD nhà trường. Bước 3: Xác lập các chỉ báo cho từng tiêu chí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.