Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam

GD&TĐ - Sáng 12/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì cuộc họp Hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường”.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại cuộc họp
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại cuộc họp

Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, có mã số: KHGD/16-20.ĐT.019 - do Trường ĐH Ngoại thương chủ trì thực hiện, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy làm chủ nhiệm.

Tại buổi họp, các thành viên phản biện và ủy viên của Hội đồng ghi nhận, đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài. Đề tài đã bám sát với yêu cầu nhiệm vụ và có nhiều giá trị về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Các đề xuất giải pháp đưa ra hợp lý và có thể triển khai thực hiện.

Nhóm nghiên cứu đã có đầu tư, nỗ lực trong điều tra khảo sát. Theo đó, các số liệu, nguồn dữ liệu có sức thuyết phục, minh chứng rõ ràng. Các sản phẩm của đề tài không chỉ có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, mà còn có giá trị tham khảo trong đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học.

Thay mặt nhóm nhiên cứu, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy thuyết minh tóm tắt đề tài
Thay mặt nhóm nhiên cứu, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy thuyết minh tóm tắt đề tài

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn biểu dương tinh thần làm việc của nhóm nghiên cứu. Nhiều kết quả, sản phẩm của đề tài đã đạt và vượt định mức; trong đó có nhiều điểm được các thành viên hội đồng đánh là xuất sắc, có giá trị sử dụng cao.

Đây là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, yêu cầu cầu cao nên quá trình triển khai không tránh khỏi một số khó khăn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã nỗ lực, tích cực khắc phục nên đã hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu đề ra.

Thứ trưởng đề nghị, nhóm nghiên cứu cần nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của hội đồng, sớm hoàn thiện đề tài này. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác truyền thông để xã hội hiểu hơn về GD-ĐT, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục đại học đã có những đóng góp vào đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

Sau 36 tháng thực hiện (từ tháng 11/2017 đến tháng 11/2020), đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường” đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được công bố qua 1 bài báo trên  tạp chí quốc tế, 1 bài Hội thảo quốc tế (vượt 1 bài tạp chí quốc tế so với đăng ký); 7 bài báo khoa học trong nước (vượt 4 bài so với đăng ký); 1 sách chuyên khảo; phát hành 14 số liên tục Bản tin Giáo dục Đại học (sản phẩm vượt trội hoàn toàn).

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu liên ngành. Cụ thể, đề tài đã đào tạo thành công 1 thạc sỹ, hỗ trợ đào tạo 2 nghiên cứu sinh làm luận án về chủ đề phát triển nguồn nhân lực (1 nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sỹ năm 2020).

Các ủy viên Hội đồng phát biểu, góp ý cho đề tài
Các ủy viên Hội đồng phát biểu, góp ý cho đề tài

Đề tài không chỉ có những đóng góp về khoa học, mà còn có nhiều đóng góp thực tiễn. Cụ thể, trong thời gian thực hiện, nhóm nghiên cứu đã đóng góp chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu tới Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT).

Ngoài ra, đề tài gửi các báo cáo chuyên đề về kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số quốc gia (Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Đài Loan,…) để Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) tham khảo và sử dụng trong quá trình xây dựng dự thảo Báo cáo Nhiệm vụ 34 “Đánh giá việc thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nhân lực trong giai đoạn 2011-2020 và vấn đề đặt ra trong giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch 5 năm 2021-2025”.

Đề tài đã cung cấp báo cáo chuyên đề thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, làm cơ sở để Vụ Giáo dục Đại học xây dựng Dự thảo Đề án phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0.

Đề tài đã tự đánh giá nghiệm thu ngày 24/11/2020 xếp loại “Đạt” và được Hội đồng đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét, đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.