Đưa ra quan điểm trên, GS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: Chương trình giáo dục cấp Sở là văn bản hướng dẫn việc điều hành, tổ chức chương trình giáo dục cho các nhà trường. Chương trình giáo dục địa phương có vai trò cầu nối, ứng dụng linh hoạt chương trình giáo dục quốc gia và chuẩn địa phương; hướng dẫn cơ bản để phát triển học liệu dạy học tại địa phương.
Để các trường học có thể điều hành, tổ chức chương trình giáo dục, theo GS Đinh Quang Báo, Sở GD&ĐT phải hỗ trợ những nội dung sau:
Thứ nhất: Phải thành lập tổ chức có chức năng nghiên cứu và tư vấn những vấn đề liên quan đến điều hành và tổ chức chương trình giáo dục. Tổ chức này có sự tham gia của giáo viên, nhà quản lý hành chính giáo dục, chuyên gia giáo dục học, chuyên gia giáo dục các môn học, phụ huynh học sinh, các nhân sự ở cộng đồng địa phương và nhân sự ở doanh nghiệp.
Thứ 2: Cần xây dựng trọng điểm giáo dục có phản ánh rõ đặc điểm khu vực, tình hình thực tế của trường học, nhu cầu của người dân, trường học và soạn thảo văn bản hướng dẫn điều hành, tổ chức chương trình giáo dục.
Thứ 3: Triển khai cho các trường nghiên cứu để đổi mới được việc tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục, giáo viên nghiên cứu để đổi mới giờ học và cần hỗ trợ tích cực hoạt động của các hội nghiên cứu theo từng môn học.
Thứ 4: Tổ chức bộ máy hỗ trợ tư vấn chương trình giáo dục nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và chủ động trong tổ chức chương trình giáo dục nhà trường thông qua mô hình nhóm khối lớp, nhóm môn học triển khai nghiên cứu, phát triển và phổ cập các tài liệu hỗ trợ thực hiện và tổ chức chương trình giáo dục.
Thứ 5: Xây dựng và thực hiện những kế hoạch tập huấn cho giáo viên ở các trường phổ thông để nâng cao năng lực hướng dẫn học sinh và giảng dạy các môn học cũng như nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục nhà trường cho giáo viên.
Thứ 6: Cần hỗ trợ về thủ tục hành chính cũng như tài chính để có thể phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho việc điều hành, tổ chức chương trình giáo dục ở trường học.
Thứ 7: Nhà trường cần phối hợp tích cực với các cơ quan hữu quan tại địa phương để có thể nhận được các nguồn lực hỗ trợ thực hiện giảng dạy các môn học và các hoạt động ngoại khóa sáng tạo; đồng thời lập ra danh mục các tài nguyên cơ sở vật chất tại địa phương mà nhà trường có thể sử dụng, đề xuất phương án cụ thể để địa phương có thể cung cấp và tạo điều kiện hỗ trợ.
Thứ 8: Hỗ trợ để nhà trường có thể tổ chức các tiết học theo từng trình độ một cách hiệu quả.
Thứ 9: Nắm bắt được mong muốn và điều kiện của từng trường, điều chỉnh chương trình phát triển của các trường trong khu vực và hỗ trợ thực hiện việc điều hành, tổ chức chương trình giáo dục. Đặc biệt hỗ trợ thủ tục hành chính cũng như tài chính cho những trường dành cho học sinh dân tộc thiểu số.
Thứ 10: Tạo cơ hội học tập và giúp đỡ những em học sinh có khả năng vượt trội hoặc những em học sinh khiếm khuyết.
Thứ 11: Xem xét việc tổ chức các môn học, chuyên đề không có trong khung chương trình đào tạo. Sở GD&ĐT cũng phải đưa ra được các văn bản hướng dẫn liên quan và hỗ trợ để nhà trường có thể thực hiện phù hợp các thủ tục và quy trình bắt buộc.
Thứ 12: Để tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả thì phải xây dựng một mối quan hệ giữa Sở GD&ĐT với nhà trường để xây dựng thể chế phối hợp cùng phát triển tài liệu giảng dạy, cùng sử dụng chung cơ sở vật chất hiện có của các trường, rà soát và bố trí đội ngũ giáo viên, học sinh.
Thứ 13: Nỗ lực xây dựng, phát triển và cấp phát sách giáo khoa, tài liệu cần thiết cho việc học tập của học sinh.
Thứ 14: Đối với những trường có tổ chức dạy nghề thì nên phối kết hợp với những doanh nghiệp tương ứng với ngành học của học sinh để tổ chức những bộ môn thực tập, đồng thời hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính cũng như tài chính để học sinh có cơ hội học tập thực tế.
Thứ 15: Nắm bắt thường xuyên hiện trạng tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục các cấp và hiện trạng hỗ trợ việc tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường, đặc biệt hỗ trợ một cách hợp lý việc quản lý chất lượng và đổi mới phương pháp quản lý một cách có hiệu quả.
Thứ 16: Để nâng cao hiệu quả và sự hợp lý của thể chế tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục thì có thể tiến hành đánh giá thành tích học tập của học sinh, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục.
Sự phân cấp phát triển chương trình ra đi từ tư tưởng xây dựng và quản lý quá trình thực hiện chương trình, là công việc có sự tham gia của các nhà quản lý trung ương, địa phương, cơ sở giáo dục (các trường học, các chuyên gia, cơ sở nghiên cứu giáo dục, giáo viên, học sinh, cộng đồng, phụ huynh). Đó là tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường.
Một chương trình tối ưu là chương trình tổng hợp được các lực lượng đó tham gia xây dựng, quản lý, đánh giá, kiểm định quá trình thực hiện một cách hiệu quả, thường xuyên". GS Đinh Quang Báo