Để trường học không là 'nỗi ám ảnh' với trẻ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trẻ thường rất hào hứng với trường học, nhưng đến lúc phải ra khỏi nhà chúng đột nhiên không muốn đi.

Nỗi ám ảnh, trốn tránh trường học có thể bắt đầu như một cơn đau dạ dày hoặc các triệu chứng thể chất khác.
Nỗi ám ảnh, trốn tránh trường học có thể bắt đầu như một cơn đau dạ dày hoặc các triệu chứng thể chất khác.

>>> 'Bí kíp' giúp trẻ hứng thú với việc học

Hoặc, có thể đến lúc chào tạm biệt ở cổng trường, chúng lại bám cha mẹ. Thậm chí, ngay cả khi đến trường, trẻ nằm nửa ngày ở phòng y tế, kêu đau bụng và muốn về nhà.

Triệu chứng thể chất

Tất cả những tình huống như trên là dấu hiệu của việc trốn học hoặc ám ảnh trường học. Mặc dù đôi khi phụ huynh có thể cảm thấy như con mình là người duy nhất gặp phải những vấn đề này, nhưng không phải vậy. Có tới 5% trẻ em cảm thấy sợ hãi về trường học.

Theo các chuyên gia, trẻ có thể mắc chứng sợ trường học nếu cảm thấy căng thẳng hoặc sợ hãi khi đến trường. Trẻ có thể không muốn đi học và phản đối kịch liệt việc đến trường. Ngoài ra, trẻ có thể đến trường, nhưng sau đó cảm thấy khó chịu và muốn về nhà.

Nora Hug - một nhân viên xã hội lâm sàng được cấp phép ở Rochester, N.Y. (Mỹ) - giải thích: “Một số trẻ em sẽ thể hiện những dấu hiệu bên ngoài, chẳng hạn như từ chối lên xe buýt, không muốn ra khỏi giường, hoặc nói với người lớn rằng chúng không muốn đến trường”.

Trong khi đó, những trẻ khác có thể bị trầm cảm khi đi học. Trẻ cũng có xu hướng nói rằng, chúng thường xuyên bị ốm. Hoặc, trẻ cố gắng nghỉ học để trốn tránh một số lớp hoặc môn mà chúng đang gặp khó khăn. “Chỉ vì trẻ đang đi học không có nghĩa là chúng không phải vật lộn với nỗi ám ảnh về trường”, chuyên gia Hug nói.

Trong khi đó, bà Bridget Mozina - nhà trị liệu hôn nhân và gia đình được cấp phép ở Minnesota - lưu ý rằng, cách mà nỗi ám ảnh về trường học thể hiện có thể phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ.

Theo chuyên gia này, những đứa trẻ nhỏ hơn có thể gặp các vấn đề về hành vi (như nổi cơn thịnh nộ), gặp khó khăn khi tách khỏi người chăm sóc hoặc từ chối làm bài tập ở trường. Bà cho biết thêm, trẻ em có thể gặp khó khăn trong việc kết nối hoặc tương tác với các bạn đồng lứa.

Ở những đứa trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, nỗi ám ảnh về trường học có thể khác một chút. Bà Mozina cho biết: “Ở thanh thiếu niên, biểu hiện đó có thể là làm thiếu bài tập, bị điểm dưới trung bình hoặc có sự thay đổi đáng kể trong phạm vi thành tích, trốn học”. Trẻ em ở mọi lứa tuổi mắc chứng sợ trường học đôi khi trải qua các triệu chứng thể chất. Phần lớn trong số đó là kết quả của sự lo lắng. Bà Julie Walker - giảng viên của Trường Đại học Pacific Oaks, bác sĩ lâm sàng sức khỏe tâm thần trường tiểu học - cho biết, điều này là do một thứ được gọi là “rối loạn bản thể”.

Bà Walker mô tả: “Nỗi ám ảnh/trốn tránh trường học có thể bắt đầu như một cơn đau dạ dày hoặc các triệu chứng thể chất khác. Rối loạn bản thể hoặc nội tâm hóa của sự lo lắng biểu hiện như một triệu chứng thể chất, thường là một số loại đau đớn không thể giải thích được. Đó là điều mà ngay cả người lớn cũng có thể gặp phải, nhưng thường là cách bắt đầu trốn học”.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không muốn đi học.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không muốn đi học.

Nguyên nhân của sự lo lắng khi đi học

Nguyên nhân của sự lo lắng ở trường sẽ khác nhau từ trẻ này sang trẻ khác. Theo bà Walker, thường, không chỉ có một yếu tố lớn gây ra chứng sợ hãi hoặc trốn tránh trường học. Thay vào đó, nó có xu hướng trở thành đỉnh điểm của các yếu tố phát triển theo thời gian.

Chuyên gia này cho biết, một số yếu tố có thể gây ra việc trốn học bao gồm những khó khăn trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con, lòng tự trọng thấp, những thách thức trong học tập, các vấn đề xã hội hoặc tiền sử vấn đề về sức khỏe tâm thần ở trẻ hoặc cha mẹ.

“Một trong những yếu tố dự đoán lớn nhất về việc trẻ em/thanh thiếu niên đang phát triển các vấn đề về sức khỏe tâm thần là vấn đề tâm thần của người chăm sóc. Điều đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cha mẹ cũng phải chăm sóc và giải quyết các nhu cầu của chính họ”, bà Walker nhấn mạnh.

Trong khi đó, chuyên gia Hug cho biết, các nguyên nhân khác khiến trẻ trốn học có thể là do chấn thương hoặc thử thách trong quá khứ liên quan đến trường học. “Đây có thể là xung đột xã hội, bắt nạt hoặc cảm thấy không an toàn với bạn bè của họ. Hoặc có lẽ điều gì đó đã xảy ra với một học sinh trong lớp khiến trẻ cảm thấy không thỏa đáng. Điều đó khiến trẻ cảm thấy không an toàn trong môi trường lớp học”, chuyên gia giải thích.

Theo Hiệp hội Rối loạn Lo âu Mỹ (ADAA), việc né tránh trường học và ám ảnh sợ hãi cũng có thể xuất hiện nhiều hơn trong những thời điểm nhất định của cuộc đời, chẳng hạn như khi trẻ chuyển nhà hoặc có những yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống gia đình hay cá nhân.

Cha mẹ cần lưu ý không nên thường xuyên cho phép trẻ trốn học hoặc rời trường sớm khi chúng buồn bã hay sợ hãi.

Cha mẹ cần lưu ý không nên thường xuyên cho phép trẻ trốn học hoặc rời trường sớm khi chúng buồn bã hay sợ hãi.

Giúp trẻ vượt qua tình trạng sợ đi học

Một trong những điều quan trọng nhất cha mẹ cần lưu ý đó là không nên thường xuyên cho phép trẻ trốn học hoặc rời trường sớm khi chúng buồn bã hay sợ hãi.

Chuyên gia Mozina giải thích: “Đôi khi việc trốn học có thể trở thành một khuôn mẫu đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Bởi, khi tránh được điều đó, trẻ sẽ ngay lập tức cảm thấy bớt lo lắng hoặc căng thẳng. Song, đó chỉ là một giải pháp tạm thời và nó có thể khiến việc trốn tránh ngày càng trở thành một vấn đề”.

Song, theo các chuyên gia, trẻ hoàn toàn có thể vượt qua nỗi ám ảnh về trường học. Các phụ huynh có thể giúp trẻ vượt qua nỗi ám ảnh về trường học bằng những cách dưới đây:

Gây xao nhãng

Đôi khi, cha mẹ cần khiến trẻ nghĩ về điều khác ngoài sự căng thẳng liên quan đến trường học. Bà Julie E. - phụ huynh có con gái đến từ Singapore và là người viết blog tại Adaptable Mama - chia sẻ, khi con mình có dấu hiệu sợ trường học lúc 18 tháng, thì sự phân tâm có tác dụng rất tốt. Ngay cả khi Julie có thể đưa con gái đến trường, bé vẫn buồn bã suốt cả ngày.

Vì vậy, nữ phụ huynh đã cố gắng làm cho chuyến đi đến trường trở nên vui vẻ hơn và tập trung vào những thứ khác ngoài cuộc chia ly sắp xảy đến.

Bà Julie nói: “Tôi sẽ đặt con vào xe đẩy cùng với tất cả đồ chơi và sách của bé. Tôi sẽ chơi với con suốt quãng đường đến trường. Có những giáo viên hỗ trợ trong thời gian căng thẳng này cũng giúp ích rất nhiều. Các giáo viên của bé luôn sẵn sàng ở lối vào, ôm khi con tôi gặp khó khăn”.

Nữ phụ huynh chia sẻ, sau khoảng hai hoặc ba tuần thực hiện những thói quen này, mọi thứ đã được cải thiện.

Nhắc nhở “trái tim”

Bà Caila Drabenstot - mẹ của hai cặp song sinh đến từ Indiana, đã giải quyết được phần nào chứng sợ đến trường của con mình. Bà chia sẻ: “Con gái tôi mắc chứng lo âu, còn con trai tôi thì dễ bị kích động quá mức và nhớ tôi suốt cả ngày”. Nữ phụ huynh phát hiện, nếu gửi những đứa trẻ đến trường với một chút nhắc nhở về tình yêu mà phụ huynh dành cho chúng, thì điều đó thực sự có ích.

Bà Drabenstot nói: “Tôi đã vẽ trái tim lên tay các con mình và hôn chúng trước khi trẻ đi học. Như vậy, trẻ biết rằng, tôi luôn ở bên con”. Nữ phụ huynh cũng gửi cho con mình những cuốn sổ nhỏ đến trường để chúng có thể viết ra những điều khiến bé phiền lòng ở trường. Sau đó, trẻ sẽ thảo luận về vấn đề đó với cha mẹ vào buổi tối.

Mục tiêu ngắn hạn và phần thưởng

Một số trẻ làm rất tốt với các mục tiêu được xác định rõ ràng, cũng như phần thưởng để ăn mừng thành tích. Phương pháp này đã hiệu quả với Joanna McClanahan - bà mẹ hai con đến từ Olympia, Wash.

“Tôi có một đứa trẻ yêu thích trường học và một đứa trẻ khác hay lo lắng, hướng nội, luôn sợ hãi. Đối với đứa trẻ lo lắng về trường học, tôi làm những việc như kết thúc tuần bằng một bữa tiệc ăn mừng nếu con có thể vượt qua nỗi sợ hãi. Tôi sẽ nói, ví dụ: Nếu con đi học hằng ngày trong tuần này, chúng ta có thể đến công viên vào cuối tuần để đi dã ngoại”, bà McClanahan nói.

Tìm trợ giúp từ giáo viên và chuyên gia

Chuyên gia Mozina khuyên phụ huynh nên kết nối với giáo viên của con mình và nhân viên nhà trường nếu cần hỗ trợ. Trong một số trường hợp, nhà trường có thể cần được cảnh báo về một tình huống bắt nạt hoặc để hiểu một thách thức học tập mà trẻ đang gặp phải khiến việc học trở nên khó khăn.

Một số trẻ em cũng có thể cần sự giúp đỡ của nhà trị liệu. Bà Mozina khuyến nghị: “Cha mẹ có thể đặt lịch hẹn với một nhà trị liệu trẻ em chuyên về lĩnh vực này để giúp con mình tìm hiểu về cảm xúc và chiến lược đối phó. Đồng thời, quản lý mọi yếu tố gây căng thẳng có thể ảnh hưởng đến việc tránh né”.

Theo Very well family

Tin tiêu điểm

Ông MacNair cắt tỉa cây cảnh tại nhà riêng ở Dubai.

Bậc thầy bonsai ở Dubai

Thế giới
GD&TĐ - Khi lần đầu mua cây cảnh vào những năm 1980, ông Robert MacNair (Scotland), không hề biết rằng nó sẽ là khởi đầu đam mê suốt đời mình.

Đừng bỏ lỡ