Đề Toán có tính phân hoá cao

GD&TĐ - Sau khi buổi thi Toán kết thúc, Báo Giáo dục & Thời đại ghi nhận ý kiến của thí sinh, các thầy cô giáo, chuyên gia về đề thi năm nay.

Thí sinh trao đổi về bài thi môn Toán
Thí sinh trao đổi về bài thi môn Toán

Đề đòi hỏi học sinh tư duy nhiều hơn ở những câu phân loại

Cô Nguyễn Thị Thu Dung – giáo viên Trường THPT Đoan Hùng, Phú Thọ, nhận xét:

Đề thi THPT quốc gia môn Toán năm 2018  rất hay, có tính phân hóa cao, kiểm tra được kiến thức kỹ năng, các câu hỏi đảm bảo được độ phân loại, phù hợp với yêu cầu xét tốt nghiệp, thuận lợi cho việc phân loại  học sinh khá, giỏi, giúp xét tuyển vào đại học tốt hơn. Đề thi tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh phải vận dụng các kiến thức khác nhau từ căn bản và có sự linh hoạt, sáng tạo mới có thể đạt điểm trên 7.

Cấu trúc đề thi THPT môn Toán năm 2018  bám sát đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT đã công bố. Đảm bảo các yêu cầu nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Đề phủ kín kiến thức, gồm kiến thức lớp 11 và lớp 12, nội dung chủ yếu của đề nằm ở lớp 12, các câu hỏi không quá lạ.

Điểm mới của đề thi năm nay là đòi hỏi học sinh tư duy nhiều hơn ở những câu phân loại, các câu hỏi ứng dụng toán học vào thực tế được đưa vào đề thi một cách hợp lý, học sinh phải nắm chắc kiến thức, hiểu sâu sắc mới làm được trọn vẹn các câu hỏi.

Năm học 2017 – 2018, ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã tổ chức tập huấn cho tất cả giáo viên dạy các môn thi, tổ chức phân tích nội dung, cấu trúc, mức độ đề thi, từ đó xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp cho từng đối tượng học sinh.

Giáo viên tập huấn về quy trình, kỹ thuật biên soạn câu hỏi và đề kiểm tra, trong công tác ôn tập, Sở GD&ĐT cũng chỉ đạo các trường thực hiện tốt việc phân hóa học sinh, phân công giáo viên có năng lực, trách nhiệm, có kinh nghiệm trong giảng dạy để bồi dưỡng, kèm cặp.

Đồng thời, chỉ đạo các nhà trường xây dựng ngân hàng đề để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng ôn tập, các trường tổ chức khảo sát chất lượng cho 100% học sinh lớp 12 . Trong giảng dạy đảm bảo không có học sinh nào bị bỏ rơi, tránh học tủ, học lệch.

Bên cạnh đó chú trọng bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, học sinh đầu cao, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã tập hợp giáo viên cốt cán các bộ môn, tổ chức dạy học trực tuyến qua “Trường học kết nối”.  Dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các trường THPT đã tích cực, chủ động, nỗ lực trong dạy và học, chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.  N.Nhung

Cầm đề thi Toán mà thấy hào hứng quá!

Đó là chia sẻ của thầy Nguyễn Đức Thọ - giáo viên môn Toán Trường THPT Bình Minh (Hoài Đức – Hà Nội). Thầy Nguyễn Đức Thọ phân tích:

Đề thi năm nay có độ phân hóa rất rõ ràng, điểm đặc biệt là không chia nhóm 10 câu như năm trước. Những câu cho học sinh dùng để thi tốt nghiệp rơi vào khoảng 13 – 14 câu đầu. Từ câu thứ 15 – 25 dành cho học sinh trung bình, từ câu 26 – 36 dành cho những học sinh khá. Những câu còn lại dành cho học sinh giỏi, rất giỏi. Đề thi có độ phân hóa tuyệt vời!

Theo tôi, đề thi năm nay có độ khó hơn năm ngoái, riêng những câu dành cho học sinh tốt nghiệp có chiều hướng dễ hơn. Những câu phân loại dành cho học sinh khá giỏi thì sâu sắc và khó hơn nhiều. Tôi rất thích đề thi như vậy, không dễ dãi, số lượng câu khó tăng lên.

Đề thi năm nay vẫn có những câu vận dụng thực tiễn đưa vào đề Toán. Tôi rất thú vị với một vài câu sử dụng tích phân bằng đồ thị, gây hứng thú cho học sinh nhiều hơn, không như năm trước sử dụng tích phân bằng tính toán. Các trường cũng ít dạy học sinh sử dụng tích phân bằng đồ thị như thế này.

Những nội dung trong đề thi từ câu 25 trở về trước chúng tôi đã cho học sinh ôn tập rất kỹ càng, những nội dung ôn thi từ câu 26 trở đi thì một số học sinh khá giỏi sẽ lĩnh hội được tốt hơn.

Năm nay sẽ rất ít học sinh đạt điểm 10, phổ điểm phổ biến sẽ là từ 4 – 7.  Gia Hân (ghi)

Thầy Tạ Minh Đức – giáo viên Trường THPT Hiền Đa, Phú Thọ: Đề thi không quá nặng nề về tính toán

Về nội dung, phạm vi kiến thức: Đề thi bao trọn kiến thức của lớp 12 và một số nội dung của lớp 11 (Tổ hợp - xác suất; Góc, khoảng cách trong không gian, phương trình tiếp tuyến). Các nội dung so với đề tham khảo năm 2018 của bộ về cơ bản là giống nhau, nhưng mức độ vận dụng, vận dụng cao có "nhẹ" hơn so với đề tham khảo.

Về đề thi: Có 24 mã đề thi, các câu hỏi ở các mã đề có mức độ tương đương hoặc tương tự nhau, điều này đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh. Các câu hỏi trong đề thi được sắp xếp theo các mức độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và cuối cùng là vận dụng cao, nhưng trong mỗi mức độ, các câu hỏi không được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó.

Về mức độ phân hóa: Đề thi đảm bảo việc phân hóa theo từng mục đích, khoảng 50% câu hỏi nhận biết, thông hiểu, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là có thể làm được 5 điểm, đảm bảo cho mục tiêu xét tốt nghiệp THPT; khoảng 50% là các câu hỏi ở mức độ vận dụng, vận dụng cao dành cho học sinh. Các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm, không quá nặng nề về tính toán, không có câu hỏi nào chỉ sử dụng máy tính cầm tay là ra kết quả, chủ yếu hỏi về bản chất toán học và các ứng dụng trong các bài toán vật lí, trong thực tiễn.

Tóm lại, đề thi phù hợp với hai mục tiêu của kỳ thi: xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học - cao đẳng, các mã đề tương đương, tương tự nhau và có tính phân hóa cao. Hiếu Nguyễn (ghi)

Thạc sĩ Đoàn Nhật Lâm, giáo viên Toán, Trường THCS-THPT Đào Duy Anh (quận 6, TPHCM) chia sẻ về đề thi môn Toán

Tôi đã xem qua mã đề thi 115, đề thi có tính phân hóa cao, sự phân hóa rõ nét hơn so với đề năm trước. Điều này đồng nghĩa với việc để đạt điểm giỏi 9-10 môn Toán là rất khó.

Đề đảm bảo vừa xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ. Ở 25 câu đầu là những câu hỏi kiến thức cơ bản, nếu HS ôn tập tốt sẽ đạt điểm 5 là không quá khó. Tuy nhiên, ở những câu hỏi sau càng khó, phần vận dụng cao rơi vào các câu: phần Mũ-Logarit, khảo sát hàm số, hình học tọa độ trong không gian. Những phần này đòi hỏi các HS phải có năng lực, giỏi môn Toán mới giải quyết tốt.

Đề có khoảng 9 câu hỏi liên quan phần kiến thức lớp 11 đúng như cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT.

Đề thi Toán năm nay theo tôi đánh giá khá hay, có một số câu hỏi liên hệ thực tiễn cũng rất đáng ghi nhận trong nỗ lực ra đề của Bộ, đã vận dụng kiến thức Toán học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, làm cho môn Toán trở nên gần gũi hơn với HS. Từ những câu hỏi như vậy nó cũng điều chỉnh cách dạy, học môn Toán của thầy và trò chúng tôi.

Ở trường chúng tôi cũng có ôn tập, cho các em làm các dạng đề tương tự nên tôi nghĩ HS sẽ làm tốt 25 câu đầu tiên của đề. Đối với những câu hỏi khó hơn, trong quá trình ôn tập giáo viên sẽ phân loại HS để ôn phần nâng cao cho các em.

Đề hay, phân hóa cao tuy nhiên không gây bất ngờ cho thí sinh, vì căn cứ vào đề minh họa của Bộ, giáo viên cũng đã rất chủ động trong việc ôn tập cho thí sinh ngay từ đầu. Phan Nga (ghi)

Thầy giáo LêThảo, giáo viên Toán Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội: Đề không đánh đố

Đề Toán yêu cầu thí sinh phải nắm chắc kiến thức và kết hợp tốt các kỹ năng làm bài.
Đề Toán yêu cầu thí sinh phải nắm chắc kiến thức và kết hợp tốt các kỹ năng làm bài. 

Nội dung đề thi hoàn toàn nằm trong chương trình kiến thức lớp 11 và 12. Lớp 11 với 7 câu (chiếm gần 15%) phù hợp với yêu cầu mức  và lớp 12 là 43 câu (chiếm 85%). Độ phân hoá cùa đề cao, từ câu đến câu 25 đảm bảo mức độ nhận biết và thông hiêu,phù hợp với thí sinh dự thi chỉ với yêu cầu tốt nghiệp THPT. Từ câu 26 dến câu 35, đây là các câu hỏi nâng cao hơn ở mức độ vận dụng. Từ câu 36 đến câu 50 nâng lên mức độ vận dụng cao. 

Các câu hỏi ở mức vận dụng không quá đánh đố, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa phổ thông là có thể làm được bài.

Riêng với các câu hỏi ở mức vận dụng cao, đây là những câu hỏi mang tính phân hoá cao của đề, không chỉ yêu cầu thí sinh phải nắm chắc kiến thức mà còn phải kết hợp các kỹ năng làm bài.

Đề thi nặng về phần hình học không gian lớp 11, thông thường đây là nội dung khó của lớp 11 và 12 nên không dễ dàng đạt mức điểm cao, đây là tính hoá rõ của đề. So với đề minh hoạ mà Bộ đưa ra, đề thi ở mức độ nhẹ nhàng hơn, tương đương với đề thi của năm 2017. 

Phổ điểm trải rộng, thí sinh có lực học trung bình hoàn toàn dễ dàng đạt điểm 5 để xét tốt nghiệp. Ở mức điểm cao hơn từ 6 - 7 thí sinh phải có lực học khá. Với mức 8 - 9 là thí sinh phải giỏi, đặc biệt là điểm 10 thí sinh phải có kỹ năng làm bài tốt. Bạch Ngọc Dư

Đề thi Toán có tính phân hóa rất cao

Nhận xét về đề thi Toán Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 (mã đề 103), thầy Lê Văn Cường – giáo viên Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) – nhận định:Đề có độ khó tăng so với năm 2017, để đạt được điểm 9, 10 đòi hỏi học sinh phải nắm rất vững kiến thức và giỏi. Ma trận đề phân bố nội dung kiến thức giữa hình học, đại số, kiến thức lớp 11, 12 hợp lý.

Nội dung kiến thức nằm trong chương trình lớp 11 (8 trên 50 câu). Một số dạng câu hỏi tương tự như đề tham khảo Bộ GD&ĐT đã công bố.

Các câu hỏi được sắp xếp theo mức độ khó tăng dần. Câu hỏi ở mức độ nhận biết trong khoảng 10 câu đầu; mức độ thông hiểu khoảng từ câu 11 đến câu 25; vận dụng từ 26 đến câu 40; 10 câu còn lại là vận dụng cao. Để làm được các câu vận dụng cao, thí sinh phải nắm kiến thức rất vững, kĩ năng vận dụng tốt.

Riêng câu 43 về ứng dụng tích phân, yêu cầu thí sinh phải tìm được hàm từ đồ thị đã cho. Dạng toán này học sinh ít gặp.

Điểm giống với đề thi năm 2017 là một số câu có kiến thức liên môn (câu 27 là kiến thức Toán – Vật lý), câu mang tính thực tiễn (câu 25 về lãi suất ngân hàng; câu 30, 34 về toán tối ưu…).

Với đề thi này, học sinh đại trà có thể được 5 điểm, nhưng để đạt 8-9 điểm phải là học sinh giỏi.

Có thể nhận định, đây là một đề thi hay, có độ phân hóa tốt, đáp ứng được 2 mục tiêu là xét tốt nghiệp và để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.Hiếu Nguyễn (ghi)

Thí sinh vùng cao Thừa Thiên Huế nhận xét đề Toán phân hóa cao
 Thí sinh vùng cao Thừa Thiên Huế nhận xét đề Toán phân hóa cao

Đề thi Toán “chống Casio”

Đề thi môn Toán không đánh đố, không lắt léo nhưng có độ phân hóa cao là nhận xét của nhiều thí sinh tại điểm thi trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) sau khi hoàn thành bài thi môn Toán.

Thí sinh Quốc Bình (HS trường THPT Phan Châu Trinh) có mã đề 109 nhận xét: Đề thi phân bố theo mức độ từ dễ đến khó nên thí sinh không phải mất thời gian “lọc” đề, bắt đầu từ câu 26 trở đi thì mức độ khó tăng dần lên; các nội dung kiến thức chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12, chỉ có khoảng 2-3 câu hỏi nằm trong chương trình lớp 11. Theo như Quốc Bình cho biết thì đối với các câu hỏi phương trình, đề môn Toán năm nay có tính chất “chống casio”, nghĩa là thí sinh tự làm bài chứ không thể dùng máy tính để cho ra kết quả.

Có cùng nhận xét như vậy, thí sinh Hoàng Quang Phi Nông, dự thi môn Toán để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH cho biết, nhiều câu hỏi phương trình không thể dùng máy tính cầm tay để thử kết quả được mà thí sinh phải làm đúng tuần tự như thi tự luận.

Ở buổi thi môn Toán, Đà Nẵng có 62 thí sinh vắng thi, trong đó 2 điểm thi dành cho thí sinh tự do là trường THPT Nguyễn Hiền và trường THCS Tây Sơn vắng 53 thí sinh, chiếm 85,48% số thí sinh vắng.  Hà Nguyên

Thí sinh tại điểm thi trường THPT Phan Châu Trinh ( Đà Nẵng) trao đổi bài sau buổi thi môn Toán.

Thí sinh tại điểm thi trường THPT Phan Châu Trinh ( Đà Nẵng) trao đổi bài sau buổi thi môn Toán.

Câu hỏi sắp xếp theo mức độ khó tăng dần

Nhận xét về đề thi Toán Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 (mã đề 103), thầy Lê Văn Cường – giáo viên Trường THPT  Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) – nhận định:Đề có độ khó tăng so với năm 2017, để đạt được điểm 9, 10 đòi hỏi học sinh phải nắm rất vững kiến thức và giỏi. Ma trận đề phân bố nội dung kiến thức giữa hình học, đại số, kiến thức lớp 11, 12 hợp lý.

Nội dung kiến thức nằm trong chương trình lớp 11 (8 trên 50 câu). Một số dạng câu hỏi tương tự như đề tham khảo Bộ GD&ĐT đã công bố.

Các câu hỏi được sắp xếp theo mức độ khó tăng dần. Câu hỏi ở mức độ nhận biết trong khoảng 10 câu đầu; mức độ thông hiểu khoảng từ câu 11 đến câu 25; vận dụng từ 26 đến câu 40; 10 câu còn lại là vận dụng cao. Để làm được các câu vận dụng cao, thí sinh phải nắm kiến thức rất vững, kĩ năng vận dụng tốt, hiểu bản chất.

Riêng câu 43 về ứng dụng tích phân, yêu cầu thí sinh phải tìm được hàm từ đồ thị đã cho. Dạng toán này học sinh ít gặp.

Điểm giống với đề thi năm 2017 là một số câu có kiến thức liên môn (câu 27 là kiến thức Toán – Vật lý), câu mang tính thực tiễn (câu 25 về lãi suất ngân hàng; câu 30, 34 về toán tối ưu…).

Với đề thi này, học sinh đại trà có thể được 5 điểm, nhưng để đạt 8-9 điểm phải là học sinh giỏi.

Có thể nhận định, đây là một đề thi hay, có độ phân hóa tốt, đáp ứng được 2 mục tiêu là xét tốt nghiệp và lấy kết quả phục vụ tuyển sinh vào đại học, cao đẳng. Hải Bình (ghi)

Nội dung đề thi trong phạm vi chương trình phổ thông

Đề thi có tính phân hoá cao với các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và khó hơn đề thi môn Toán năm 2017 - ý kiến của thầy Hoàng Đăng Thưởng – giáo viên Trường THPT Hưng Hoá (Tam Nông, Phú Thọ): 

Các phương án gây nhiễu được bố trí hợp lý đòi hỏi thí sinh phải hiểu chắc kiến thức từ cơ bản đến nâng cao mới có thể làm tốt bài thi. Học sinh khá mới có thể đạt đến 7,5 điểm.

Đề thi có một số câu hỏi hạn chế việc nhớ máy móc công thức hay bấm máy tính cầm tay để ra kết quả. Một số câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao khá tinh tế đòi hỏi thí sinh phải có tư duy tốt và kỹ năng tính toán tốt mới có thể làm được.

Nhìn chung đề thi được chuẩn hoá và phù hợp với Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.Hiếu Nguyễn(ghi)

Thí sinh làm bài thi
 Thí sinh làm bài thi

Đề thi không quá nặng nề về tính toán

Thầy Tạ Minh Đức – giáo viên Trường THPT Hiền Đa, Phú Thọ, nhận xét:

Về nội dung, phạm vi kiến thức: Đề thi bao trọn kiến thức của lớp 12 và một số nội dung của lớp 11 (Tổ hợp - xác suất; Góc, khoảng cách trong không gian, phương trình tiếp tuyến). Các nội dung so với đề tham khảo năm 2018 của bộ về cơ bản là giống nhau, nhưng mức độ vận dụng, vận dụng cao có "nhẹ" hơn so với đề tham khảo.

Về đề thi: Có 24 mã đề thi, các câu hỏi ở các mã đề có mức độ tương đương hoặc tương tự nhau, điều này đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh. Các câu hỏi trong đề thi được sắp xếp theo các mức độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và cuối cùng là vận dụng cao, nhưng trong mỗi mức độ, các câu hỏi không được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó.

Về mức độ phân hóa: Đề thi đảm bảo việc phân hóa theo từng mục đích, khoảng 50% câu hỏi nhận biết, thông hiểu, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là có thể làm được 5 điểm, đảm bảo cho mục tiêu xét tốt nghiệp THPT; khoảng 50% là các câu hỏi ở mức độ vận dụng, vận dụng cao dành cho học sinh. Các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm, không quá nặng nề về tính toán, không có câu hỏi nào chỉ sử dụng máy tính cầm tay là ra kết quả, chủ yếu hỏi về bản chất toán học và các ứng dụng trong các bài toán vật lí, trong thực tiễn.

Tóm lại, đề thi phù hợp với hai mục tiêu của kỳ thi: xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học - cao đẳng, các mã đề tương đương, tương tự nhau và có tính phân hóa cao. Hiếu Nguyễn (ghi)

Thí sinh không bất ngờ với độ khó tăng dần

Điểm thi tại Trường THCS Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) tập trung thí sinh thi khối C, D, với điểm thi môn Toán đa số thí sinh chỉ cần đạt điểm trung bình khá. Đã chuẩn bị trước tinh thần về đề thi có tính phân hóa cao nên thí sinh không bất ngờ với độ khó tăng dần của nội dung thi.

Nguyễn Huyền Châu và Trần Thu Hà – hai nữ sinh Trường THPT Việt Nam – Ba Lan khoác tay nhau tươi tắn bước ra khỏi cổng trường thi. Châu và Hà cho biết làm chắc chắn đúng 25 câu hỏi đầu tiên. Những câu về sau thì không chắc chắn lắm nhưng các em đều cố gắng đánh tích trọn vẹn 50 câu hỏi. Dự đoán môn Toán em được khoảng 5-6 điểm.

Nguyễn Huyền Châu và Trần Thu Hà vui vẻ rời trường thi
Nguyễn Huyền Châu và Trần Thu Hà  vui vẻ rời trường thi

Vai khoác ba lô, vẫn xem lại tờ đề vừa thi xong, Nguyễn Thu Huyền – học sinh Trường THPT Hoàng Văn Thụ cho biết nội dung thi nằm trong phần ôn tập của các thầy cô ở trường. Em chắc chắn làm đúng 25 câu đầu tiên, còn những câu sau thì làm tương đối, bài thi môn Toán của Huyền có thể đạt ở mức điểm 5 - 6. Sáng nay Huyền cũng làm  rất tốt môn Ngữ văn, dự đoán được 7 điểm và em khá hài lòng với ngày thi đầu tiên của mình.

Còn Lục Viết Huy – học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu thi khối C phấn khởi cho biết em đã làm hết bài thi môn Toán. Đề thi với em là vừa sức, các dạng bài đã được ôn tập tại trường trước đó. “Em chỉ mong mình được 6 điểm!” – trước khi lên xe máy bố chở về nhà, Huy bày tỏ. Gia Hân (ghi)

Rất khó đạt điểm tuyệt đối

Cô Nguyễn Thị Giang, giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), nhận xét: 20 câu đầu của đề thi Toán (mã 103) là kiến thức rất cơ bản, học sinh trung bình yếu có thể làm được; từ câu 20-25 là mức cho học sinh trung bình, trung bình khá; từ câu 26 đến 35, cùng câu 46, 47, học sinh học lực khá có thể làm được. Mức độ khó nằm ở các câu 36, 38, 39, 45, 49, dành cho đối tượng khá giỏi. Một số câu rất khó như 37, 41, 42, 43, 44, 50 cần học lực xuất sắc về Toán.

Về nội dung kiến thức, phần lớp 11 tập trung chủ yếu vào tổ hợp xác suất và hình không gian; lớp 12 kiến thức phân phối đều cả chương trình. Câu mức độ vận dụng cao chủ yếu tập trung về mũ và logarit, nguyên hàm, tích phân và hàm số.

Nhìn tổng quát, mức độ phân hóa đề thi rất rõ ràng. Mức độ 9 điểm, học sinh giỏi có thể đạt được, nhưng để được điểm tuyệt đối sẽ rất khó. Học sinh phải tận dụng tối đa thời gian mới có thể hoàn thành được bài thi.

Đề có 4 bài toán thực tế, liên môn, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức thực tế về môn Vật lý mới có thể làm được.

Dự kiến với đề này phổ điểm chủ yếu là ở mức 5-7 điểm. Nguyễn Nhung (ghi)

Số thí sinh đạt điểm tuyệt đối sẽ không nhiều

Thầy giáo Nguyễn Cao Cường – Giáo viên Tuyensinh247.com nhận xét:

Đề đúng cấu trúc của năm trước với 50 câu hỏi được nằm chủ yếu kiến thức của lớp 12 và lớp 11. Mức độ tương đương của các mã đề tốt hơn so với năm ngoái. Các câu hỏi từ mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao của các mã đề có mức độ tương đương nhau, công bằng cho các thí sinh. Đề cũng duy trì số lượng câu hỏi mang tính thực tế về lãi suất ngân hàng, chế tạo sản phẩm… mang tính gắn liền với thực tiễn. Tuy nhiên học sinh không bất ngờ về những dạng câu hỏi này, các trường THPT trong quá trình ôn tập và thi đã cho học sinh ôn luyện khá tốt.

Số lượng câu hỏi nằm trong chương trình lớp 11 khoảng 8 câu, chiếm khoảng gần 20%. Các mảng kiến thức lớp 11 có trong đề gồm: giới hạn dãy số, xác suất, hình học không gian lớp 11 (góc, khoảng cách). So với đề minh họa, thì mức độ kiến thức trong đề thi là phù hợp, học sinh có thể giải quyết được. Trong số đó có 1 câu ở mức độ vận dụng cao.

Thầy Nguyễn Cao Cường cùng học sinh
 Thầy Nguyễn Cao Cường cùng học sinh

Mức độ câu hỏi rộng, mức độ hỏi sâu, có tính phân loại cao.

Mức độ câu hỏi ở nhận biết, thông hiểu chiếm khoảng 20-25 câu và học sinh trung bình có thể được số điểm từ 4-5,5 điểm.

Học sinh mức độ khá có thể giải quyết 35 câu đầu tiên và đạt điểm khoảng từ 7 đến 7.4.

Học sinh giỏi thực sự mới có thể làm đúng và có thể đạt điểm trên 9.

Năm nay, số lượng học sinh đạt điểm tuyệt đối sẽ không nhiều, bởi số lượng câu phân loại học sinh khá giỏi, khoảng 10 câu có độ khó và kỹ thuật ra đề tốt, không đơn giản với các thí sinh. Kỳ Duyên (ghi)

Đánh giá đúng năng lực của học sinh

Ghi nhận tại điểm thi Trường THCS Ái Mộ, Gia Lâm (Hà Nội), Nguyễn Thế Trung thí sinh đến từ Trung tâm GDTX quận Long Biên cho biết: Đề thi toán năm nay tương đối khó  với em. Làm  25 câu đầu khá trôi chảy, 25 câu sau có độ khó cao hơn, một số câu phải làm với thời gian trên 5 phút, do đó Trung không thể làm hết toàn bộ bài thi. Tuy nhiên Trung cũng tự tin cho biết bài thi của em có thể đạt khoảng 6-7 điểm.

Có nhận xét về đề thi khá tương đồng, Trần Ánh Tuyết cũng là thí sinh tại điểm thi này cho biết: Em có thể yên tâm với khoảng 30 câu đã làm, những câu còn lại thì cũng không thực sự yên tâm. Về tổng quan đề thi, Tuyết cho rằng đề thi đã bám sát chương trình kiến thức cơ bản đã học. Nếu để xét tốt nghiệp thì không có gì khó khăn. Tuy nhiên, để xét tuyển vào trường đại học thì đề thi cũng là một thách thức đáng kể. Anh Quang (ghi)

Tính phân loại của đề thi rất cao

Theo thầy Nguyễn Quốc Chí -  GV Tuyensinh247.com:Cũng như đề thi năm 2017, độ khó của các câu hỏi được xếp theo thứ tự tăng dần về độ khó, nhưng đề thi năm nay tính phân loại cao hơn hẳn. Để đạt điểm 8 – 10 thì học sinh phải xếp loại học lực tốt , hiểu bản chất vấn đề, tránh học mẹo, biết đan xen giữa kiến thức cơ bản, vận dụng và vận dụng cao mới có thể đạt được.

Cũng như cấu trúc đề minh họa đã được công bố trước đây vài tháng thì phạm vi ra đề bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12, nhưng trọng tâm là kiến thức lớp 12 (chiếm khoảng 80%). Các câu hỏi lớp 11 (chiếm khoảng 20% chủ yếu rơi vào các chương tổ hợp xác suất  (4 câu), lượng giác (1 câu); dãy số (1 câu), hình học không gian 4 câu.

50 câu trong đề thi được phân bố một cách hợp lý theo mức độ từ dễ đến khó và rất khó như sau:

-20 câu đầu tiên ở mức độ nhận biết rất đơn giản

- Từ câu 21 đến 30 đã có sự chuyển biến về độ khó nhưng chưa đáng kể. Mức độ điểm 6 với những bạn có ý thức học từ đầu năm là hoàn toàn được

- Từ câu hỏi 31 đến 40: Độ khó đã xuất hiện , nhưng có thể nhận định vẫn khá nhiều dạng bài quen thuộc đã được xuất hiện trước đó trong các đề minh họa năm trước và năm nay

- Từ 41-50: Các câu hỏi này được tráo lộn với nhau nên không phân điểm 8,9,10 . Mà cụ thể là từ điểm 8 trở lên sẽ được phân hóa rất cụ thể với nhóm 10 câu cuối.  Độ khó giữa nhóm câu này và 40 câu đầu có thể dễ dàng nhận ra. Để làm đc các câu này , học sinh phải thật sự xuất sắc , có sự trau dồi liên tục trong năm , kiến thức giữa các nội dung 11 và 12 phải cực kì chắc. Chưa kể có thể phải nắm thêm một vài kĩ thuật xử lý nhanh.

- Có một vài dạng bài khá lạ và rất hay về đồ thị hàm số chưa từng xuất hiện trong năm trước. Tôi đánh giá rất cao về ý tưởng câu hỏi trong đề thi của Bộ năm nay

- Các câu hỏi thực tế đời sống như Lãi suất , Xác suất , hay thể tích các khối đa diện vẫn xuất hiện , đây là những câu hỏi cần có trong một đề Toán mà nhiều người vẫn nghĩ đậm chất tính toán lý thuyết

- Có thể đánh giá một cách tổng quan là đề thi THPT QG năm nay đúng như Bộ GD đã thông báo trước đó, đã phân hóa hơn đề năm ngoái. Học sinh làm tốt đề thi năm nay đã phải tính toán nhiều hơn, cần phải cẩn thận đọc kỹ đề hơn, không dùng nhiều máy tính Casio như đề năm trước. Năm nay học sinh hoàn toàn phải hiểu bản chất mới làm được bài. Các phương án gây nhiễu đáp án cũng khó phát hiện ra hơn, tránh khoanh bừa đáp án mà vẫn đạt điểm trong kỳ thi. Duyên Vũ (ghi)

Đề đòi hỏi học sinh tư duy nhiều hơn ở những câu phân loại

Cô Nguyễn Thị Thu Dung – giáo viên Trường THPT Đoan Hùng, Phú Thọ nhận xét:

Đề thi THPT quốc gia môn Toán năm 2018  rất hay, có tính phân hóa cao, kiểm tra được kiến thức kỹ năng, các câu hỏi đảm bảo được độ phân loại, phù hợp với yêu cầu xét tốt nghiệp, thuận lợi cho việc phân loại  học sinh khá, giỏi, giúp xét tuyển vào đại học tốt hơn. Đề thi tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh phải vận dụng các kiến thức khác nhau từ căn bản và có sự linh hoạt, sáng tạo mới có thể đạt điểm trên 7.

Cấu trúc đề thi THPT môn Toán năm 2018  bám sát đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT đã công bố. Đảm bảo các yêu cầu nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Đề phủ kín kiến thức, gồm kiến thức lớp 11 và lớp 12, nội dung chủ yếu của đề nằm ở lớp 12, các câu hỏi không quá lạ.

Điểm mới của đề thi năm nay là đòi hỏi học sinh tư duy nhiều hơn ở những câu phân loại, các câu hỏi ứng dụng toán học vào thực tế được đưa vào đề thi một cách hợp lý, học sinh phải nắm chắc kiến thức, hiểu sâu sắc mới làm được trọn vẹn các câu hỏi.

Năm học 2017 – 2018, ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã tổ chức tập huấn cho tất cả giáo viên dạy các môn thi, tổ chức phân tích nội dung, cấu trúc, mức độ đề thi, từ đó xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp cho từng đối tượng học sinh.

Giáo viên tập huấn về quy trình, kỹ thuật biên soạn câu hỏi và đề kiểm tra, trong công tác ôn tập, Sở GD&ĐT cũng chỉ đạo các trường thực hiện tốt việc phân hóa học sinh, phân công giáo viên có năng lực, trách nhiệm, có kinh nghiệm trong giảng dạy để bồi dưỡng, kèm cặp.

Đồng thời, chỉ đạo các nhà trường xây dựng ngân hàng đề để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng ôn tập, các trường tổ chức khảo sát chất lượng cho 100% học sinh lớp 12 . Trong giảng dạy đảm bảo không có học sinh nào bị bỏ rơi, tránh học tủ, học lệch.

Bên cạnh đó chú trọng bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, học sinh đầu cao, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã tập hợp giáo viên cốt cán các bộ môn, tổ chức dạy học trực tuyến qua “Trường học kết nối”.  Dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các trường THPT đã tích cực, chủ động, nỗ lực trong dạy và học, chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Hiếu Nguyễn (ghi)

Mỗi nội dung kiến thức đều hỏi từ dễ đến khó

Thầy Vũ Minh Tư – tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Văn Miếu, Phú Thọ, nhìn nhận:

Đề thi THPT quốc gia năm nay phân hóa tốt, phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Nội dung đề thi bao gồm kiến thức lớp 11 và 12, trọng tâm là kiến thức 12 ( chiếm 80%), một số câu vận dụng cả kiến thức lớp 11 và lớp12.

Các câu hỏi trong đề sắp thứ tự tăng dần độ khó, tạo điều kiện thí sinh làm bài không gặp khó khăn. Mỗi nội dung kiến thức đều hỏi từ đễ đến khó đảm bảo sự phân hóa.

Đề có nhiều câu hỏi vận dụng kiến thức thực tế  (vận tốc, bể cá, lãi suất, bút chì hình lăng trụ…). Từ câu 1đến câu 25 thuộc phần kiến thức cơ bản, học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa có thể dễ dàng làm được, phù hợp với xét tốt nghiệp THPT.

Các câu còn lại thuộc phần vận dụng và vận dụng cao, đặc biệt 10 câu cuối, học sinh giỏi phải có kĩ năng và nắm rõ bản chất mới làm được. Nguyễn Nhung (ghi)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.