Đề thi vừa sức, hy vọng thí sinh đạt kết quả cao

GD&TĐ - Ngày 7/7, sau khi thí sinh hoàn thành môn thi Ngữ văn, các giáo viên nhận xét đề có độ khó “đúng tầm”, phù hợp với điều kiện học sinh trong thời gian dài phải học trực tuyến.

Thí sinh hoàn thành bài thi Ngữ văn
Thí sinh hoàn thành bài thi Ngữ văn

Nhận xét đề thi, cô Phan Minh Thùy, giáo viên Văn Trường THPT Chuyên Tiền Giang cho biết: Phần đọc hiểu, đề thi chọn văn bản thơ mới mẻ thu hút nhưng vẫn gần gũi dễ cảm nhận. 3 câu hỏi đầu rất cơ bản, khá dễ để trả lời. Phần này so với đề năm trước là dễ hơn.

Câu 4 tuy cần suy nghĩ riêng nhưng cũng dễ làm bài do vấn đề đặt ra trong câu hỏi có tính thiết thực. Phần nghị luận xã hội cũng không đánh đố các em do vấn đề mang tính phổ quát và quen thuộc. Có thể học sinh đã có sẵn ý trong đầu qua quá trình ôn luyện mà không cần phải vất vả suy nghĩ thêm trong phòng thi.

Phần nghị luận văn học, tác phẩm được chọn tuy có phần không dễ bằng Vợ chồng A Phủ hay Vợ nhặt… nhưng thật ra đoạn trích được chọn là đoạn đầu tác phẩm, rất dễ cảm nhận và chắc chắn thầy cô trong lớp đã dạy kỹ. Chỉ có phần liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong tác phẩm với thực tiễn cuộc sống thì nâng cao một chút. Tuy nhiên điều này là cần thiết vì dù sao cũng cần phải phân hoá giữa thí sinh học tốt hiểu sâu với các em bình thường.

Cô Minh Thùy cho biết thêm: Chỉ có câu 4 đọc hiểu và câu liên hệ phần nghị luận văn học là mang tính phân hoá nhưng thật sự cần thiết và cũng không quá khó để làm bài. Hy vọng với đề văn này, các em sẽ đạt kết quả cao.

Cô Phan Minh Thùy, Trường THPT Chuyên Tiền Giang.
Cô Phan Minh Thùy, Trường THPT Chuyên Tiền Giang.

Theo chia sẻ của các giáo viên, đề Ngữ văn có cấu trúc quen thuộc như những năm trước; độ khó “đúng tầm”, phù hợp với điều kiện học sinh trong thời gian dài phải học trực tuyến. Tuy nhiên, đề vẫn có câu hỏi phân loại được thí sinh, dù tổng thể không khó.

Cụ thể, ở phần Đọc hiểu, những câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, chủ yếu kiểm tra kiến thức cơ bản, học sinh có thể dễ dàng trả lời được và “ăn điểm” tuyệt đối của phần này.

Câu 1 trong phần Làm văn khá đơn giản, gắn với vấn đề quen thuộc là trách nhiệm của thế hệ trẻ, học sinh có thể dễ dàng trả lời. Câu 2 phần Làm văn nằm trong nội dung chương trình, nội dung phân loại nằm ở yêu cầu liên hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

Đặc biệt, phần phân loại thí sinh nằm ở câu Nghị luận văn học, học sinh trên cơ sở phân tích ngữ liệu, rút ra vấn đề mang ý nghĩa chiều sâu. Ở vế 2 của câu Nghị luận văn học, đa số học sinh khá, giỏi nắm chắc và sâu kiến thức mới làm được vì vậy ở vế 2 phân loại được mức độ học sinh.

Nhìn chung, đề thi cơ bản bám sát dạng đề minh họa của Bộ GD&ĐT, phù hợp với kiến thức học sinh 12 và phù hợp với bối cảnh học sinh trong thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Với dạng đề này, đa số học sinh đều đáp ứng được. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh học và rèn luyện trên cơ sở dạng đề minh họa.

Về độ khó và sự phân hóa, đề thi được ra nhẹ nhàng, chủ yếu ở mức độ cơ bản, bám sát chương trình đã được tinh giản của Bộ GD&ĐT. Phần đọc hiểu ra một đoạn thơ trong “Con đường của những vì sao” của Nguyễn Trọng Tạo và hỏi 4 câu hỏi nhỏ. Hai câu đầu tiên ở mức độ nhận biết, đọc vào thấy ngay câu trả lời, hầu như em nào cũng có thể làm được; câu 3 (mức độ thông hiểu) cũng tương đối nhẹ nhàng; câu 4 (mức độ vận dụng) đòi hỏi học sinh phải suy ngẫm và có óc khái quát thì mới làm bài được.

Phần làm văn, câu nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về “trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước”. Câu này cũng được ra ở mức độ bình thường, đơn giản, không làm khó học sinh.

Câu nghị luận văn học yêu cầu trình bày cảm nhận về một đoạn văn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đồng thời liên hệ giữa hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền trong một đoạn khác. Trong hai yêu cầu của câu này, yêu cầu thứ nhất ở mức độ cơ bản, yêu cầu thứ hai ở mức độ cao hơn để phân hóa học sinh. Sự liên hệ giữa hai ý này linh hoạt và có hiệu quả hơn so với đề thi năm trước.

Câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh trình bày cảm nhận về một đoạn văn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đồng thời liên hệ giữa hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền trong một đoạn khác. Đây là một tác phẩm được học trong chương trình, các em đã được học, được ôn tập kĩ nên khá nhẹ nhàng cho các em.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.