Đề thi tổ hợp có cấu trúc quen thuộc, bám sát với đề thi minh họa

GD&TĐ - Sáng 28/6, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, hoặc bài thi tổ hợp Khoa học xã hội theo đăng ký.

Đề thi tổ hợp có cấu trúc quen thuộc, bám sát với đề thi minh họa

Bài tổ hợp Khoa học tự nhiên gồm các môn thành phần: Vật lí, Hóa học, Sinh học. Bài tổ hợp Khoa học xã hội gồm các môn thành phần: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân.

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

report

Đề thi Giáo dục Công dân bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT

Cô Nguyễn Thị Hồng, giáo viên Giáo dục công dân Trường THPT Phước Long (TP Thủ Đức, TPHCM), đề thi môn Giáo dục Công dân bám sát cấu trúc đề minh hoạ của Bộ GD&ĐT. Từ câu 81-110 là nhận biết và thông hiểu, còn lại vận dụng và vận dụng cao.

Đề không mang tính đánh đố học sinh, những nội dung vận dụng và vận dụng cao của đề nằm chủ yếu ở câu 2,4,6,7. Đây là những câu có lượng kiến thức nhiều trong chương trình và học sinh được luyện tập khá nhiều.

Theo cô Nguyễn Thị Hồng, phổ điểm sẽ rơi nhiều vào điểm 7,8. Thí sinh nào tập trung đọc kĩ chút sẽ dễ dàng đạt điểm 9, thậm chí 10. Đề khá an toàn và “đẹp”, không quá khó nhưng vẫn có sự phân hoá.

Cô Nguyễn Thị Hồng, giáo viên môn Giáo dục Công dân Trường THPT Phước Long.

Cô Nguyễn Thị Hồng, giáo viên môn Giáo dục Công dân Trường THPT Phước Long.

Tương tự, cô Phạm Thị Luyến, Tổ trưởng chuyên môn Giáo dục Công dân Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TPHCM) cho hay, đề thi năm nay theo đúng cấu trúc của đề minh họa. 90% là kiến thức nằm trong chương trình lớp 12, còn 10% là kiến thức của chương trình lớp 11. Học sinh nếu học bài sẽ được 8 điểm trở lên.

Trong đề thi có một số câu tình huống pháp luật học sinh phải đọc kĩ đề thi, xác định đúng yêu cầu của đề để tránh bị nhầm lẫn đáng tiếc. Những câu khó của đề thường rơi vào câu 2, 4, 6, 7 của lớp 12. Còn kiến thức lớp 11 chủ yếu là nhận biết và thông hiểu.

Đề thi năm nay có một số câu hỏi mang tính nhận định đúng, sai. Đó là điểm hơi khác với đề thi mấy năm trước. Dự báo điểm thi năm nay cũng không có nhiều biến động so với các năm trước.

report

Đề thi môn Sinh dài nhưng không lạ

Nhận xét chung về đề thi môn Sinh học, cô Quảng Thị Kiệp – Tổ trưởng tổ Sinh học, Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Gia Lai) cho hay, đề thi khá dài nhưng không lạ. Đề thi có cấu trúc quen thuộc, bám sát với đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.

Đề thi có tính phân hóa khá cao giữa 7,5 với 9 trở lên. Mức độ kiến thức tương đương với đề thi năm ngoái. Tuy nhiên, một số câu có mức độ khó hơn so với đề thi năm 2023.

Cô Quảng Thị Kiệp (áo hồng, ở giữa).

Cô Quảng Thị Kiệp (áo hồng, ở giữa).

Đề thi năm nay có khoảng 10 câu vận dụng cao, một số có chi tiết “gây nhiễu” nên thí sinh phải bình tĩnh, đọc kỹ đề và làm cẩn thẩn thì mới “ăn điểm”.

Với đề thi môn Sinh học năm nay, học sinh ôn theo khối B (Toán, Hóa, Sinh) có thể đạt từ 7,5 – 9,5 điểm. Dự kiến sẽ ít điểm 10 ở môn Sinh học. Học sinh học kỹ, nắm chắc kiến thức trên lớp và sách giáo khoa cũng có thể đạt 7- 7,5 điểm.

Minh Phong

report

Đề Lịch sử bao quát chương trình, tránh học lệch

Thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng thoải mái tại điểm thi Trường THPT Giao Thủy B (Giao Thủy, Nam Định). Ảnh: Đình Tuệ.

Thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng thoải mái tại điểm thi Trường THPT Giao Thủy B (Giao Thủy, Nam Định). Ảnh: Đình Tuệ.

Cô Nguyễn Thị Chung - giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội) nhận định, đề thi phân môn Lịch sử trong bài tổ hợp KHXH có cấu trúc gồm 40 câu. Các câu hỏi trong đề thi bao quát chương trình học nên đánh giá khái quát năng lực học sinh một cách toàn diện, tránh tình trạng học tủ, học lệch.

Nội dung đề thi chủ yếu xoay quanh kiến thức Lịch sử Việt Nam trong chương trình sách giáo khoa lớp 12. Đề thi gồm câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao đúng với ma trận đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT.

Dạng cấu trúc đề thi năm nay mức độ nhận biết, thông hiểu (15 - 11 câu), vận dụng và vận dụng cao (7-7 câu). Để lấy được điểm 9 - 10 đối với đề thi phân môn Lịch sử đòi hỏi thí sinh thực sự nắm chắc kiến thức, hiểu sâu những nhận định giá trị của các sự kiện lịch sử.

"Nếu thí sinh không nắm chắc kiến thức sự kiện từng giai đoạn thì dễ rơi vào mê cung kiến thức. Nếu để ý và nắm vững các kỹ năng cần thiết và nền kiến thức cơ bản, học sinh có thể đạt từ 6 - 8 điểm là hoàn toàn trong tầm tay", cô Chung chia sẻ thêm.

Đình Tuệ

report

Đề thi môn Sinh học phân hóa cao

Đối với môn Sinh học, nhiều giáo viên nhận xét đề thi môn sinh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bám sát chương trình sách giáo khoa, có nhiều câu hỏi mang tính chất tạo cơ hội cho học sinh tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, đề thi có tính phân hóa cao.

Nhiều em cho rằng đề thi môn Sinh học có độ khó tăng dần.

Nhiều em cho rằng đề thi môn Sinh học có độ khó tăng dần.

Theo cô Lò Thị Tuyết, giáo viên môn Sinh học, Trường dân tộc nội trú huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La: Đề thi môn Sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bám sát chương trình sách giáo khoa. Trong đó, có nhiều câu hỏi mang tính phân hóa cao, học sinh có thể bị mất điểm ở môn thi này.

“Đề thi này sẽ giúp phân loại thí sinh xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, các câu hỏi khó, học sinh trung bình, khá đều có thể phải suy nghĩ rất nhiều mới chọn được đáp án. Về mặt bằng chung, số lượng điểm 7-8 là nhiều".

Hà Hoàng

report

Đề thi môn Vật lí giữ ổn định

Thầy Đặng Quốc Thắng, giáo viên hệ thống giáo dục Alpha nhận định: Nhìn chung, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí 2024 giữ được tính ổn định, gần như không có sự thay đổi so với đề thi chính thức năm 2023 và tương đối bám sát cấu trúc của đề thi nhưng khó hơn so với đề minh họa mà Bộ GD&ĐT đã công bố.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi không gây ra sự xáo trộn trong việc ôn tập của thí sinh, phù hợp với mục đích chính là xét công nhận tốt nghiệp.

Qua phân tích, đề thi bám sát cấu trúc và dạng thức của đề thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây với kiến thức chủ yếu tập trung ở lớp 12 (36 câu), kiến thức lớp 11 (4 câu)

Đề thi chính thức môn Vật lí kì thi tốt nghiệp THPT 2024 có cấu trúc: 30 câu đầu tiên kiến thức rất cơ bản, phục vụ yêu cầu xét tốt nghiệp;

Câu 31 đến câu 35 là các dạng bài tập rất quen thuộc trong các năm gần đây;

Câu 36 đến câu 40 phục vụ việc phân hoá học sinh với những vùng kiến thức giống với năm 2023 bao gồm: điện xoay chiều, giao thoa sóng cơ và sóng ánh sáng, phản ứng phóng xạ và cơ hệ dao động điều hoà.

Dự đoán phổ điểm sẽ là 7,5 đến 8 điểm.

Hiếu Nguyễn

report

Môn Sinh học sẽ không nhiều điểm 10

Thầy Bùi Hữu Tuấn - giáo viên Trường THPT chuyên Chu Văn An (Bình Định) nhận xét, nhìn tổng thể, đề thi môn Sinh học sát với đề minh hoạ của Bộ GD&ĐT. Các câu hỏi chủ yếu thuộc chương trình lớp 12.

Các câu hỏi sử dụng thuật ngữ sát với sách giáo khoa Sinh học lớp 12 nên không làm khó thí sinh. Các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao chủ yếu tập trung ở 10 câu cuối của đề thi. Số lượng và nội dung kiến thức của các câu hỏi mang tính chất nhận biết, thông hiểu tương đương với đề thi năm 2023.

Nhìn chung, đề thi có tính phân hóa, phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp THPT nhưng cũng đáp ứng tiêu chí xét tuyển vào đại học, cao đẳng (nếu các cơ sở đào tạo sử dụng kết quả thi tốt nghiệp, trong đó có môn Sinh học để xét tuyển đầu vào hệ chính quy).

Thầy Tuấn dự đoán, phổ điểm chủ yếu của môn Sinh dao động từ 6-8 điểm. Số bài thi đạt điểm 10 sẽ không nhiều. Những thí sinh đạt 9 điểm trở lên sẽ là những học sinh giỏi, xuất sắc và làm bài cẩn thận, chỉn chu.

Minh Phong

report

Đề thi môn Sinh học có tính ứng dụng cao

Nhận xét về đề thi môn Sinh học, Thạc sĩ Phan Thị Hải Yến, giáo viên Sinh học Trường THPT Trần Nhân Tông (quận Bình Tân, TPHCM), đánh giá đề thi môn Sinh 90% câu hỏi thuộc chương trình lớp 12.

Theo Thạc sĩ Phan Thị Hải Yến, đề thi môn Sinh học Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bám sát cấu trúc đề của Bộ GD&ĐT đã công bố trước, không nằm trong nội dung đã giảm tải.

Thí sinh TPHCM phấn khởi sau khi kết thúc bài thi tổ hợp.

Thí sinh TPHCM phấn khởi sau khi kết thúc bài thi tổ hợp.

Đề thi năm nay có tính ứng dụng cao. Các câu hỏi nhận biết, thông hiểu tương đối dễ, không có yếu tố thách đố. Đề thi năm nay khá dài, gồm 6 trang yêu cầu học sinh phải đọc thật kĩ đề. 10 câu vận dụng có tính ứng dụng vào thực tiễn trong cuộc sống.

Đề có sự phân hoá rất rõ ràng, các câu hỏi mức cơ bản, học sinh trung bình khá đều có thể làm được. Với đề thi này khá thuận lợi cho mục tiêu xét tuyển đại học.

Hồ Phúc

report

Đề thi Môn Vật Lý không nhiều điểm tuyệt đối

Nhận định về đề thi môn Vật lý trong bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, thầy Đào Duy Cường, giáo viên dạy Vật lý tại trường THCS 19/5 huyện Mai Sơn (Sơn La) cho biết: Đề thi bám sát cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT đã ban hành, có tính phân loại cao. Đề thi "dễ thở" với học sinh có mục tiêu tốt nghiệp, các em có thể đạt điểm 5.

Đề thi môn Vật Lý học sinh có thể đạt điểm thấp.

Đề thi môn Vật Lý học sinh có thể đạt điểm thấp.

Theo thầy Cường, học sinh có thể đạt điểm trung bình 5 – 6 điểm nhiều nhất. Ít điểm 9, rất ít điểm 10 tuyệt đối. Đề thi có khoảng 70% là kiến thức cơ bản và 30% kiến thức mang tính phân loại. Câu hỏi trắc nghiệm định tính (lý thuyết) chiếm khoảng 50%. Các câu hỏi mang tính phân loại cao vẫn khai thác tư duy Vật Lý sâu sắc như: Kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng, câu hỏi thí nghiệm... Những câu khó, học sinh có thể mất khá nhiều thời gian để tư duy hiện tượng và giải.

Hà Hoàng

report

Ma trận đề thi Địa lý quen thuộc

Theo cô Đàm Phương Anh – Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trường THPT Hạ Hòa (Phú Thọ), đề thi môn Địa lý (mã đề 322) không khó, với ma trận các câu hỏi quen thuộc, bám sát định hướng của Bộ GD&ĐT.

Cô Đàm Phương Anh.

Cô Đàm Phương Anh.

“Học sinh đã được ôn tập kỹ trên lớp nên với đề thi năm nay sẽ không làm khó học sinh Trường THPT Hạ Hòa. Nhiều học sinh của tôi sẽ được 9 điểm Địa lý” – cô Đàm Phương Anh kỳ vọng.

Đề cũng có nhiều câu phân hóa, mức độ vận dụng cao phù hợp với tiêu chí xét tuyển vào đại học. Cô Đàm Phương Anh dự đoán, phổ điểm tập trung chủ yếu từ 6,5-8 điểm.

Minh Phong

report

Đề thi môn Hóa học có cấu trúc và mức độ phân hóa tương đối ổn định

Ths Phạm Lê Thanh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Hiền (Quận 11, TPHCM) cho rằng, đề thi Hóa học dễ thở, giữ cấu trúc và mức độ phân hóa tương đối ổn định và không nhiều biến động.

Trong 21 câu đầu tiên, tất cả lý thuyết ở mức độ nhận biết và thông hiểu, chủ yếu chương trình lớp 12.

Từ câu thứ 22 trở đi là các bài tập cơ bản phân hoá dần từ thấp đến cao.

Độ phân hóa cao nhất nằm ở 7- 8 câu cuối gồm các câu lý thuyết tổng hợp và bài toán hoá học.

Với đề thi này học sinh trung bình, khá dễ đạt được 6.0 - 7.5 điểm. Học sinh giỏi có thể đạt từ 8.0 đến 8.75 và học sinh xuất sắc nắm chắc chắn kiến thức cả 3 năm mới đạt trên 9.0 điểm.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Phú Nhuận (quận Phú Nhuận, TPHCM) kết thúc bài thi tổ hợp.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Phú Nhuận (quận Phú Nhuận, TPHCM) kết thúc bài thi tổ hợp.

Nhìn chung mức độ phân hóa của đề khá tốt, đảm bảo mục tiêu kì thi 2 trong 1, có thể đánh giá được học sinh giỏi, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học tuyển sinh vừa có thể giúp các em chọn tổ hợp bài thi Khoa học tự nhiên để thi tốt nghiệp.

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là năm cuối cùng của chương trình 2006 nên các câu hỏi tương đối giữ ổn định nội dung chương trình, hy vọng sang năm sau đề thi Hoá học thực hiện chương trình GDPT 2018 sẽ tiếp cận nhiều vấn đề thực tiễn mới, tăng tính ứng dụng và gần gũi cuộc sống theo hướng đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh.

Hồ Phúc

report

Đề thi Địa lí có cấu trúc hợp lý

Theo đánh giá của cô Nguyễn Thị Việt Hà – giáo viên môn Địa lí, Trường THPT Đồng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh): Đề thi môn Địa lí năm nay phần hoá rõ nét, mức độ nhận biết và thông hiểu vừa sức với đa số học sinh.

Cô Nguyễn Thị Việt Hà – giáo viên môn Địa lí, Trường THPT Đồng Lộc.

Cô Nguyễn Thị Việt Hà – giáo viên môn Địa lí, Trường THPT Đồng Lộc.

Riêng thí sinh thi tốt nghiệp không quá khó để lấy điểm ở phần thi này.

Các câu hỏi mức độ vận dụng cao, người ra đề có nhiều sáng tạo, yêu cầu học sinh phải có năng lực tư duy, phân tích, so sánh mới hoàn thiện được.

Tổng quan đề thi có cấu trúc hợp lí, phân hóa rõ ràng đối tượng học sinh.

Ngô Chuyên

report

Đề môn Sinh độ phân hoá cao

Cô Trần Thu Hoài, giáo viên Phenikaa School nhận định: Đề thi môn Sinh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 có mức độ phân hóa cao.

Đề thi có 75% kiến thức ở mức nhận biết thông hiểu, 25% ở mức vận dụng và vận dụng cao, nhưng độ khó và phân hóa đã tăng lên rất nhiều.

Từ câu 81-110 không khó nhưng yêu cầu học sinh phải học chắc kiến thức, bình tĩnh và đọc kĩ đề. Nếu không các em sẽ rất dễ mất điểm.

Đề thi có rất ít câu phải sử dụng mẹo mức, công thức như trước kia. Bản chất Sinh học thể hiện rõ rệt. Năm nay, đề thi đã đưa vào nhiều câu mang xu hướng đánh giá năng lực, đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích và suy luận nhiều hơn, đặc biệt là ở những câu vận dụng và vận dụng cao.

Mức độ phân hóa tốt. Dự đoán phổ điểm rơi chủ yếu mức 5. Số điểm 10 sẽ không nhiều, học sinh khá giỏi có thể dễ đạt 7-8, tuy nhiên mức 9-10 sẽ là thách thức.

Hiếu Nguyễn

report

Đề thi Địa lí vừa sức, phổ điểm năm nay sẽ cao


Đề thi tổ hợp có cấu trúc quen thuộc, bám sát với đề thi minh họa ảnh 16

Cô Trần Thị Hà Mi – Giáo viên Địa Lí – Trường THPT Ban Mai, Hà Đông, Hà Nội nhận định:

Đề thi tốt nghiệp môn Địa lí năm 2024 bám sát đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và đào tạo, mức độ có phần dễ hơn đề thi năm 2023, vì vậy, phổ điểm năm nay có thể cao hơn năm trước.

Ma trận đề rất quen thuộc với 20 câu hỏi ở mức độ nhận biết bao gồm 15 câu hỏi về kĩ năng Atlat, 5 câu hỏi lí thuyết; 10 câu hỏi thông hiểu bao gồm kĩ năng bảng, biểu và lí thuyết; 10 câu hỏi vận dụng, vận dụng cao gồm kĩ năng bảng, biểu và lí thuyết chủ yếu tập trung phần vùng kinh tế.

Nhóm câu hỏi nhận biết (bao gồm 15 câu hỏi kĩ năng Atlat Địa lí và 5 câu hỏi lí thuyết) tạo điều kiện thuận lợi để HS dễ dàng đạt 3.0 đến tối đa 5.0 điểm theo ma trận của đề thi. Nhóm câu hỏi thông hiểu cũng không “đánh lừa” HS nhiều. HS xác định được từ khóa của câu hỏi hoặc đọc kĩ các đáp án để loại trừ cũng có thể lựa chọn được đáp án chính xác. Vì thế, để đạt được mức độ 6 -7 điểm cũng không quá khó với HS. Nhóm câu hỏi vận dụng và vận dụng cao có tính phân hóa, để chọn được đáp án đúng cần hiểu thật kĩ vấn đề của từng vùng kinh tế. Đáp án có sự “gây nhiễu” cho HS. Tuy nhiên, câu hỏi vận dụng liên quan đến bài tập nhận diện biểu đồ có cấu trúc đáp án tương tự đề thi năm 2022 trở về trước, HS có thể dễ dàng dựa vào dấu hiệu nhận biết các loại biểu đồ đặc trưng để lựa chọn.

Kì thi tốt nghiệp năm 2024 là kỳ thi cuối cùng theo chương trình GDPT 2006. Với cấu trúc và mức độ đề thi của năm nay, HS sẽ cảm thấy không quá áp lực, tạo nhiều cơ hội cho các bạn HS đã lựa chọn tổ hợp KHXH có điểm số cao và đỗ vào các trường đại học như ý.

Hiếu Nguyễn

report

Đề Lịch sử phát triển năng lực tư duy của thí sinh

Theo cô Hoàng Thị Thuý Nga, Tổ trưởng tổ Lịch sử - Địa lí- GDCD Trường THPT Hương Khê (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh): Đề thi chính thức môn Lịch sử 2024 bám sát đề minh hoạ năm 2024 của Bộ GD&ĐT. Đề đảm bảo tính phân hoá, vừa sức, phù hợp các đối tượng học sinh, đáp ứng tốt mục tiêu 2 trong 1 của kỳ thi.

Với đề thi năm nay, 20 câu đầu học sinh chỉ với kiến thức phổ thông đơn giản đã có thể làm được.

Cô Hoàng Thị Thuý Nga, Tổ trưởng tổ Lịch sử - Địa lí- GDCD Trường THPT Hương Khê (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).

Cô Hoàng Thị Thuý Nga, Tổ trưởng tổ Lịch sử - Địa lí- GDCD Trường THPT Hương Khê (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).

Những câu hỏi mức độ 3, 4 đòi hỏi học sinh phải nắm chắc, hiểu các nội dung kiến thức, có khả năng khái quát, tổng hợp, phân tích, tư duy tốt mới có thể đạt được điểm tối đa.

Đề đảm bảo tính chính xác, khoa học, trọng tâm, không có dạng câu hỏi rơi vào những đơn vị kiến thức nhỏ lẻ gây khó khăn cho học sinh.

Đa số học sinh đều hào hứng, sử dụng hết thời gian làm bài, ra khỏi phòng thi vui vẻ, phấn khởi, không áp lực như những năm trước.

Đề năm nay cũng có những dạng câu mới như trích dẫn nhận định, đánh giá, sử liệu để thí sinh phân tích, đánh giá các sử liệu, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và tiệm cận đề thi 2025.

Ngô Chuyên

report

Đề Sinh học: Nhiều câu đánh giá năng lực

Cô Trần Thu Hoài, giáo viên Phenikaa School nhận định: Đề thi môn Sinh có mức độ phân hóa cao.

Đề thi có 75% kiến thức ở mức nhận biết thông hiểu, 25% ở mức vận dụng và vận dụng cao, nhưng độ khó và phân hóa đã tăng lên rất nhiều.

Từ câu 81-110 không khó nhưng yêu cầu học sinh phải nắm chắc kiến thức, bình tĩnh và đọc kĩ đề. Nếu không các em sẽ rất dễ mất điểm.

Đề thi có rất ít câu phải sử dụng mẹo, công thức như trước kia. Bản chất Sinh học thể hiện rõ rệt. Năm nay, đề thi đã đưa vào nhiều câu mang xu hướng đánh giá năng lực, đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích và suy luận nhiều hơn, đặc biệt là ở những câu vận dụng và vận dụng cao.

Mức độ phân hóa tốt. Dự đoán phổ điểm rơi chủ yếu mức 5. Số điểm 10 sẽ không nhiều, học sinh khá giỏi có thể dễ đạt 7-8, tuy nhiên mức 9-10 sẽ là thách thức.

Hiếu Nguyễn

report

Dự kiến tăng điểm 10 môn Hoá học

Đề thi tổ hợp có cấu trúc quen thuộc, bám sát với đề thi minh họa ảnh 18
Thầy Đặng Xuân Chất – Giáo viên Hóa học – Trường THPT Ban Mai.

Thầy Đặng Xuân Chất – Giáo viên Hóa học – Trường THPT Ban Mai, Hà Đông, Hà Nội nhận định đề môn Hóa học mã đề 201:

Về cấu trúc đề: thi năm nay có 11 câu bài tập tính toán (chiếm 27,5%) còn lại là lý thuyết, trong đó có 3 câu hỏi về hình vẽ và thao tác thí nghiệm, có 3 câu hỏi bài tập tính toán được lấy từ số liệu thí nghiệm hoặc đời sống sản xuất. Như vậy đề thi có tỉ lệ lý thuyết tăng so với năm trước, các bài tập tính toán cũng gần với thực tế. Có thể thấy đề thi đã có sự chuyển hướng, sát với chương trình GDPT 2018 hơn.

Về độ khó của đề thi: Đề thi năm nay có độ khó giảm hơn so với năm 2023 tuy vậy đòi hỏi học sinh cần có kiến thức cơ bản chắc chắn. Nguyên nhân là do các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao xuất hiện nhiều câu hỏi lí thuyết hơn. Về phần bài tập tôi khá thích câu hỏi về chuẩn độ oxi hóa khử (câu 78) đây là câu hỏi có thể lạ đối với một số bạn song chỉ cần có tư duy đọc hiểu tốt và kiến thức nền tảng chắc chắn là có thể làm được câu hỏi này.

Với mức độ của đề thi dự đoán môn Hóa sẽ có điểm trung bình cao hơn so với năm trước. Các học sinh khá sẽ dễ dàng đạt điểm 7 – 8, dự kiến số điểm 10 sẽ tăng.

Hiếu Nguyễn

report

Đề Vật lí đủ để phân loại thí sinh vào đại học

Thầy Phạm Quốc Toản - giáo viên Vật lí của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

Thầy Phạm Quốc Toản - giáo viên Vật lí của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

Thầy Phạm Quốc Toản - giáo viên Vật lí của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, đề thi năm nay không có gì bất ngờ với học sinh, bám sát cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT đã ban hành và có tính phân loại cao.

Đề có mức độ 'dễ thở' với học sinh có mục tiêu tốt nghiệp (dễ kiếm điểm 5), phân loại tốt với học sinh dùng môn Vật lí để xét tuyển đại học (10 câu cuối, trong đó 6 câu khó và 4 câu rất khó). Nhìn chung, phân khúc các mức độ dễ đến khó lần lượt là: Câu 1 - 30; câu 31 - 36; câu 37 - 40.

Về cấu trúc: 40 câu hỏi sắp xếp từ dễ đến khó, chủ yếu nội dung kiến thức lớp 12 THPT (90% - 36 câu hỏi) và một phần nhỏ kiến thức lớp 11 (10% - 4 câu).

Về phổ điểm: chủ yếu từ 6 - 7; ít điểm trên 9; rất ít điểm 10 tuyệt đối.

Cấu trúc đề thi phân môn Vật lí, mã đề 213 do thầy Phạm Quốc Toản phân tích.

Cấu trúc đề thi phân môn Vật lí, mã đề 213 do thầy Phạm Quốc Toản phân tích.

Về nội dung kiến thức: Tỉ trọng câu các chương vẫn không thay đổi nhiều so với đề thi các năm trước và đề tham khảo, tập trung nhiều vào 3 chương đầu của Vật lí 12 (Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Dòng điện xoay chiều).

Về mức độ: Khoảng 70% cơ bản và 30% mang tính phân loại. Câu hỏi trắc nghiệm định tính (lý thuyết) chiếm khoảng 50%.

Các câu hỏi mang tính phân loại cao vẫn khai thác tư duy Vật lí sâu sắc như: Kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng, câu hỏi khai thác đồ thị về dao động cơ và dòng điện xoay chiều (câu 35, câu 40), câu hỏi thí nghiệm (câu 34), câu hỏi về cơ hệ (câu 39).

Những câu khó, dài và mất khá nhiều thời gian để tư duy hiện tượng và giải (câu 27, 38, 39, 40).

Học sinh cần chú ý hơn ở câu hỏi thông hiểu, đặc biệt là những câu trắc nghiệm định tính. Đôi khi đọc xong có cảm giác rất dễ nhưng có khi bị "lừa" về mặt bản chất Vật lí. Đến những câu này, thí sinh cần bình tĩnh đọc kĩ câu hỏi, không vội vàng trong việc chốt đáp án cuối cùng.

Theo thầy Phạm Quốc Toản, để làm tốt được đề thi này học sinh cần các yếu tố: Bình tĩnh, làm nhanh những câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu, chắc chắn đáp án nào tô luôn vào phiếu trả lời trắc nghiệm.

"Sau khi làm tới câu 30 - 32 nên kiểm tra lướt qua một lượt để đảm bảo độ chính xác cao. Sau đó, mới dồn tâm sức làm các câu mức vận dụng và vận dụng cao. Khoảng 5 phút cuối không nên làm tiếp các câu khó nữa mà nên dành thời gian kiểm tra việc tô chuẩn và đủ các đáp án", thầy Toản nhấn mạnh thêm.

Đình Tuệ

report

Đề Lịch sử tăng cường câu hỏi vận dụng thực tiễn

Đề thi tổ hợp có cấu trúc quen thuộc, bám sát với đề thi minh họa ảnh 21

Cô Nguyễn Thị Nga – GV Lịch sử hệ thống giáo dục Alpha nhận định: Năm 2024 là năm cuối cùng thực hiện dạy học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006, do đó, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản giữ ổn định cấu trúc như Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Đề thi cơ bản giữ ổn định với 4 cấp độ nhận thức nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; phù hợp với các mục tiêu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Về nội dung: đề thi bảo đảm khoa học, chính xác theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006; có độ phân hóa, đặc biệt là các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao. Ngoài ra, trong các đề thi có những câu hỏi nhằm giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, xã hội, được xây dựng tiệm cận theo định hướng đánh giá năng lực người học giúp đánh giá được năng lực thí sinh một cách công bằng và chính xác.

Qua phân tích, đề thi bám sát cấu trúc và dạng thức của đề thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây với kiến thức chủ yếu tập trung ở lớp 12. Đề thi chính thức môn Lịch sử kì thi tốt nghiệp THPT 2024 có cấu trúc: 30 câu đầu tiên kiến thức rất cơ bản, phục vụ yêu cầu xét tốt nghiệp. Từ câu câu 31 đến câu 40 phục vụ việc phân hoá học sinh.

Để làm được phần này, ngoài việc biết được kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử, thí sinh cần hiểu biết lịch sử một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, có sự hiểu sâu, tư duy và liên hệ các vùng kiến thức.

Đồng thời để chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn mới nên trong đề thi có sự tăng cường hợp lý một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn để từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học của Chương trình GDPT 2018.

Hiếu Nguyễn

report

Đề thi môn Lịch sử đáp ứng đủ yêu cầu xét tốt nghiệp THPT

Nhận xét về đề thi môn Lịch sử, Thạc sĩ Thiều Quang Thịnh, giáo viên Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TPHCM) cho rằng, cấu trúc đề thi bám sát đề tham khảo với 75% nhận biết, thông hiểu (30 câu đầu), 25% vận dụng (10 câu cuối).

4 câu thuộc nội dung Lịch sử 11: 2 câu Lịch sử Việt Nam (cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20) và 2 câu lịch sử thế giới (Chiến tranh thế giới thứ 2 và Cách mạng tháng Mười Nga 1917).

Nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình Lịch sử 12. Những câu hỏi vận dụng tập trung phần Lịch sử Việt Nam.

Thí sinh TPHCM rời khỏi phòng thi sau khi hoàn thành bài thi tổ hợp.

Thí sinh TPHCM rời khỏi phòng thi sau khi hoàn thành bài thi tổ hợp.

Ở 30 câu đầu, học sinh hoàn toàn dễ dàng có điểm khi đọc kỹ các đáp án. Cách đặt câu hỏi ở phần này giống với đề thi THPT năm 2023.

Ở 10 câu cuối có sự phân hóa sâu sắc. Câu hỏi yêu cầu đưa ra nhận định hoặc so sánh tính chất, đặc điểm của những sự kiện quan trọng trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975. Học sinh phải nắm chắc kiến thức và tư duy lịch sử tốt thì mới có điểm trọn vẹn phần này.

Đáng chú ý, đề thi tốt nghiệp năm nay có 2 câu hỏi, yêu cầu thí sinh đọc đoạn tư liệu được trích từ sách và lựa chọn đáp án đúng. Đây là nét mới và tương đối giống với đề minh hoạ cho kì thi tốt nghiệp năm sau 2025.

Nhìn chung đề thi môn Lịch sử đáp ứng đủ yêu cầu xét tốt nghiệp THPT. Thang điểm 5.5-6 sẽ chiếm số lượng nhiều.

Minh Anh

report

Đề Giáo dục công dân tiệm cận định hướng đánh giá năng lực

Cô Lê Thị Hường, giáo viên Hệ thống giáo dục Alpha school nhận định:

Đề thi Giáo dục công dân năm 2024 cơ bản vẫn giữ sự ổn định so với những năm trước về cấu trúc đề, tỷ lệ và mức độ nhận thức. Đề thi sát với thực tế, đưa ra nhiều câu hỏi hay, có tính ứng dụng và có độ phân hóa ở các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao.

Đề thi chủ yếu xoay quanh lý thuyết và những kiến thức quyền của công dân có thể thực hiện, những điều luật pháp điều chỉnh. Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức trong sách giáo khoa là có thể làm được. Quan trọng là học sinh biết cách phân tích, tổng hợp, lý giải, suy luận để đưa ra đáp án đúng. Đối với đa số học sinh, các câu hỏi ở mức độ thông hiểu không khó, nhưng các em cần đọc kỹ để tránh nhầm lẫn giữa các phương án trả lời, chú ý dạng câu hỏi là khẳng định hay phủ định.

Đề thi có những câu hỏi nhằm giải quyết vấn đề thực tế cuộc sống, xã hội, được xây dựng tiệm cận theo định hướng đánh giá năng lực người học, các kiến thức này còn rất phù hợp để tạo dựng nền tảng cho các bạn có mong ước được học ngành Luật trong tương lai. Câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao rải đều ở các chuyên đề lớp 12, là những câu hỏi liên hệ thực tế, dạng bài không có điểm mới so với đề thi năm 2023. Tình huống được diễn đạt logic, phù hợp với diễn biến tâm lý, hành vi của nhân vật. Đặc biệt, các câu hỏi khó: 113, 116, 118 là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Học sinh phải nắm chắc kiến thức lý thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.

Điểm mới là trong đề thi năm nay xuất hiện 2 câu hỏi mới dạng đúng/sai, gồm câu 102 (cấp độ thông hiểu) và câu 117 (cấp độ vận dụng cao). Đối với 2 câu này, học sinh phải đọc kỹ và phân tích từng tình huống trong câu hỏi.

Hiếu Nguyễn

report

Đề thi hay, phân loại tốt

Nhận xét về đề thi môn Sinh học, thầy Lê Tấn Thái Bình, giáo viên Trường THPT Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Đề thi môn Sinh học năm nay chúng tôi thấy rất tốt, đa số học sinh đều làm bài đạt khoảng 60 - 70%.

Thầy Lê Tấn Thái Bình.

Thầy Lê Tấn Thái Bình.

Còn lại có sự phân hóa theo năng lực của các em học sinh. Với đề như vậy và qua thăm dò ở học sinh, các em đều cho rằng đề vừa sức, không quá khó, tỉ lệ trên trung bình của môn Sinh năm nay sẽ cao.

Nhìn chung, đề thi tổ hợp Khoa học tự nhiên kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 được thí sinh nhận xét vừa sức. Các câu hỏi dạng phân loại, thí sinh cần suy luận nhiều và cũng cần vững kiến thức cơ bản và biến đổi nhanh để có thể làm được; đặc biệt là thí sinh cần luyện tập nhiều, tư duy tốt, nhanh mới kịp thời gian.

Xuân Lương

report

Đề thi môn Hoá phù hợp với hai mục tiêu

Theo đánh giá của cô Bùi Diệu Linh – giáo viên Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn): Đề thi môn Hoá học có sự phân hoá rõ ràng. Học sinh thi tốt nghiệp có thể làm được 30 câu đầu.

Các câu hỏi phần lớn thuộc chương trình lớp 12 (chiếm 90% số câu hỏi trong đề thi), còn lại là phần kiến thức thuộc chương trình lớp 11.

70-75% số câu hỏi thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu, 25%-30% số câu hỏi còn lại thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao.

Đề thi tổ hợp có cấu trúc quen thuộc, bám sát với đề thi minh họa ảnh 24

Riêng 10 câu cuối dành cho học sinh giỏi em, học sinh dùng kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng.

Với đề thi môn Hoá học, thí sinh khi bước vào làm bài nếu không biết cân đối thời gian, những câu cuối phần vận dụng cao cần phải suy luận logic và tập trung để giải sẽ bị thiếu thời gian làm bài. Do đó, thí sinh phải phân bố thời gian sao cho hợp lý để hoàn thành tốt bài thi của mình.

Tổng quan chung, đề thi phù hợp xét tuyển tốt nghiệp và đại học, cao đẳng. Phổ điểm năm nay với môn Hoá sẽ tầm 7 điểm là nhiều.

Hi vọng chiều nay môn thi cuối cùng, các sĩ tử hoàn thành tốt bài thi của mình và giành được kết quả cao trong kỳ thi thi này.

Ngô Chuyên

report

Đề thi Địa lý không dễ đạt điểm tuyệt đối

Cô Phan Thị Xuyến, Tổ trưởng Tổ Địa lí trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TPHCM) cho rằng đề thi môn Địa lí có nội dung lý thuyết nằm hoàn toàn trong chương trình Địa lí 12, có 2 câu kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ lấy số liệu từ chương trình lớp 11.

Phần lý thuyết có 21 câu, phần kỹ năng đặc thù bộ môn có 19 câu. Câu hỏi được sắp xếp theo mức độ từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng và vận dụng cao giúp thí sinh tránh hoang mang, mất bình tĩnh khi làm bài, đồng thời đảm bảo 2 mức độ phù hợp với mục tiêu của kì thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học.

Đề có sự phân hóa, học sinh làm tốt các câu kĩ năng Địa lí và kiến thức lí thuyết cơ bản là có thể làm được 7 - 7.5 điểm. Với thí sinh muốn đạt điểm cao hơn cần làm tốt 10 câu cuối thuộc phần vận dụng và vận dụng cao (từ câu 71 đến câu 80) đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết bài học mà còn cần có tư duy logic tốt, có kiến thức xã hội sâu rộng và có năng lực giải quyết vấn đề.

Thí sinh TPHCM phấn khởi trong ngày thi thứ hai.

Thí sinh TPHCM phấn khởi trong ngày thi thứ hai.

Những câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam năm nay giống năm ngoái, đề bài không ghi rõ số trang mà ghi tên trang Atlat học sinh cần sử dụng, vì vậy để chọn được đáp án đúng và nhanh, thí sinh cần nắm nội dung các trang Atlat thể hiện hoặc đọc nhanh trang mục lục. Phần này năm 2023 gây lúng túng cho thí sinh nhưng năm nay đề tham khảo đã thể hiện rõ nên chắc các em sẽ làm tốt.

Phần biểu đồ và bảng số liệu thí sinh cần nhớ công thức tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và có kĩ năng xử lý để rút ra nhận xét chính xác. Ngoài ra, thí sinh cần nắm vững dấu hiệu nhận biết đặc trưng của các dạng biểu đồ để nhận dạng và chọn đúng biểu đồ thích hợp.

Nói chung đề năm nay không quá khó nhưng để đạt điểm tuyệt đối cũng không dễ.

Minh Anh

report

Các câu hỏi phần kinh tế vùng có tính chất phân hóa học sinh

Cô giáo Vũ Thị Hương, giáo viên Địa lí, Trường THPT Thái Phiên (Đà Nẵng) nhận xét đề thi chính thức môn Địa lí bám sát cấu trúc của đề tham khảo.

Cô giáo Vũ Thị Hương, giáo viên Địa lí, Trường THPT Thái Phiên

Cô giáo Vũ Thị Hương, giáo viên Địa lí, Trường THPT Thái Phiên

15 câu Atlat ở mức độ nhận biết, các câu thông hiểu rơi vào phần vị trí địa lí, địa lí dân cư và các ngành kinh tế, phần vận dụng chủ yếu ở nội dung vùng kinh tế.

Năm nay, các câu thực hành không có bất ngờ, lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu.

Đề không đánh đố học sinh, mức độ phân hóa tốt, nhất là câu hỏi phần vùng kinh tế là những câu phân hóa học sinh.

Ở những câu hỏi phần vùng kinh tế, nội dung xoay quanh ý nghĩa và giải pháp phát triển kinh tế ở các vùng, học sinh cần tổng hợp kiến thức đã học và thực tiễn để đưa ra lựa chọn đúng về các giải pháp để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, các giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế, giải pháp ứng phó với thiên tai ở các vùng, ý nghĩa của đa dạng các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,…

Với đề này, học sinh học khá có thể đạt trên 8 điểm, học sinh giỏi trên 9 điểm, dự đoán là nhiều điểm 10.

Hà Nguyên

report

Đề thi Giáo dục công dân: Không có hiện tượng "mưa điểm 10"

Nhận xét về đề thi môn Giáo dục công dân, cô Trần Thị Xuân Hà - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mỹ Văn (Tam Nông, Phú Thọ) cho hay, đề thi không khó, bám sát chương trình sách giáo khoa và đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.

Cô Trần Thị Xuân Hà trong giờ lên lớp.

Cô Trần Thị Xuân Hà trong giờ lên lớp.

Theo cô Trần Thị Xuân Hà, đề thi vẫn có mức độ phân hóa nên sẽ không có hiện tượng “mưa điểm 10”. Cụ thể, từ câu 81-110 là nhận biết và thông hiểu. Các câu còn lại ở mức vận dụng và vận dụng cao. Một số câu hỏi dành cho trả lời đúng, sai nếu học sinh không đọc kỹ rất dễ bị nhầm và có thể mất điểm.

Với đề thi này sẽ có nhiều điểm 8 - 9, thậm chí là trên 9 điểm nhưng để đạt 10 điểm sẽ khó hơn so với những năm trước.

Minh Phong

report

Đề thi Địa lí: Phần câu hỏi biểu đồ không khó như năm trước

Thí sinh Tiền Giang trao đổi thi thi xong bài thi tổ hợp sáng 28/6.

Thí sinh Tiền Giang trao đổi thi thi xong bài thi tổ hợp sáng 28/6.

Chia sẻ về đề thi môn Địa lí, cô Lương Đặng Kim Xuyến, Tổ trưởng bộ môn Địa lý, Trường THPT Trần Hưng Đạo (tỉnh Tiền Giang) cho biết: Môn Địa lí có câu hỏi, nội dung kiến thức vừa sức, đúng với khung đề thi minh họa do Bộ GD&ĐT đưa ra.

Sử dụng Atlas, thí sinh dễ dàng làm được 15 câu. Phần câu hỏi biểu đồ không khó như năm ngoái.

Với định dạng đề thi Địa lí, thí sinh kiếm điểm trên trung bình không khó. Phổ điểm có thể từ 7. Khả năng thí sinh đạt điểm 9 - 10 có thể nhiều hơn năm ngoái. Đặc biệt, đề thi có sự phân hóa nhưng không cao so với đề thi năm ngoái. Nhìn chung, đề thi tổ hợp môn KHXH năm nay vẫn nhẹ nhàng hơn.

Xuân Uyên

report

Đề thi môn Sinh: Thí sinh dễ mất điểm ở câu hỏi sinh thái

Thầy Hoàng Trọng Nghĩa, giáo viên Sinh học, Trường THTP Trần Phú (Đà Nẵng) nhận xét: Đề thi môn Sinh học năm nay tương đối nhẹ nhàng, dù so với đề minh họa thì có phần khó hơn, nhưng cấu trúc thì có sự tương đồng. Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản thì có thể làm được các câu hỏi ở mức 1, 2 và 3.

Các câu hỏi ở mức 4 đã có sự thay đổi dù chủ yếu ở phần di truyền học nhưng không nặng nề về tính toán.

Số câu hỏi mức 4 của phần sinh thái tăng lên. Nếu học sinh không nắm vững kiến thức và không có khả năng tư duy tốt thì mất nhiều thời gian cho các câu hỏi này. Thêm vào đó số câu đếm tương đối nhiều với 8 câu, nên các em không phân phối hợp lí thì sẽ không đủ thời gian.

Năm nay có thể phổ điểm sẽ cao hơn năm trước nhưng điểm 10 có thể không nhiều.

Hà Nguyên

report

Đề thi Lịch sử không theo 'lối mòn'

Nhà giáo Ưu tú Lê Thị Mười - giáo viên Lịch sử, Trường THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân, Hà Nội) nhận xét, đề thi Lịch sử vừa sức, không đánh đố thí sinh. Đề thi bám sát chương trình học trên lớp và định hướng của Bộ GD&ĐT.

Các ngữ liệu, câu hỏi tường minh nên thuận lợi cho thí sinh làm bài. Đề đảm bảo tính phân hoá, phù hợp học sinh vừa có nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển đại học.

Nhà giáo Ưu tú Lê Thị Mười.

Nhà giáo Ưu tú Lê Thị Mười.

Nhà giáo Ưu tú Lê Thị Mười cho hay, có một số câu hỏi được trích dẫn từ nhận định, đánh giá, sử liệu để thí sinh phân tích, đánh giá… Cách ra đề này khá hay, hấp dẫn không theo “lối mòn”. Qua đó phát triển được năng lực năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh và tiệm cận với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Minh Phong

report

Đề Vật lí ra vào kiến thức trọng tâm, quen thuộc

Đề thi tổ hợp có cấu trúc quen thuộc, bám sát với đề thi minh họa ảnh 30

Cô Nguyễn Thị Minh Thu – Giáo viên Vật Lí – Trường THPT Ban Mai, Hà Đông, Hà Nội nhận định: Đề thi Vật lí có các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, kiến thức trọng tâm, quen thuộc. Bám sát cấu trúc ma trận đề thi tốt nghiệp năm 2023 và cấu trúc đề minh họa 2024. Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản có thể đạt từ 7 – 7,5 điểm.

Các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng thuộc các chương quen thuộc dao động cơ, sóng cơ, điện xoay chiều, sóng ánh sáng.

Với học sinh có năng lực, tư duy tốt các con hoàn toàn có thể đạt điểm 8 – 9 điểm. Dự đoán phổ điểm 6 – 7,5 điểm.

Cấu trúc đề bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi có 4 phương án lựa chọn được sắp xếp thành 2 nhóm: nhóm có mức độ nhận biết thông hiểu từ câu 1 – 30, nhóm có mức độ vận dụng, vận dụng cao từ 31 – 40.

Về phạm vi kiến thức: Lớp 12 chiếm 90% đề thi (36/40 câu) phủ đề tất cả các chương của học kỳ I và học kỳ II.

Lớp 11 chiếm 10% đề thi (4/40 câu) chủ yếu rơi vào các cấp độ nhận biết và thông hiểu thuộc các chương: Điện tích – điện trường, dòng điện không đổi, dòng điện trong các môi trường, cảm ứng từ. Không có câu hỏi thuộc cấp độ vận dụng và vận dụng cao.

Đề thi có 4 câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao chiếm 10% đề thi. Các câu hỏi này rơi vào các chương quen thuộc trong chương trình Vật lí 12 là: Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Điện xoay chiều và Sóng ánh sáng.

Số lượng câu khó thuộc các chương cụ thể như sau: 1 câu khó về hệ vật, hệ lò xo (dao động cơ); 1 câu về số điểm cực đại trong trường giao thoa sóng cơ (sóng cơ và sóng âm); 1 câu hỏi khó về bài toán đồ thị mô tả sự phụ thuộc tỉ số U vào tần số; 1 câu hỏi khó về xác định bước sóng trong giao thoa ánh sáng (sóng ánh sáng).

Ma trận đề thi như sau:

LỚP

Chương

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

12

1. Dao động cơ học

3

2

1

7

2. Sóng cơ và sóng âm

3

1

1

1

6

3. Điện xoay chiều

3

2

2

1

8

4. Dao động và sóng điện từ

2

1

1

3

5. Sóng ánh sáng

2

1

1

5

6. Lượng tử ánh sáng

2

1

3

7. Hạt nhân nguyên tử

2

1

1

4

11

8. Điện tích – Điện trường

1

1

9. Dòng điện không đổi

1

1

10. Dòng điện trong các MT

1

1

11. Từ trường

1

1

12. Cảm ứng điện từ

0

13. Khúc xạ ánh sáng

0

14. Mắt. Các dụng cụ quang

0

TỔNG

20

10

6

4

40

Hiếu Nguyễn

report

Học sinh có thể dễ kiếm điểm 10 môn Giáo dục Công dân

Nhận xét về đề thi môn Giáo dục Công dân, cô Nguyễn Thị Phương Thảo, giáo viên Trường THPT Ngô Quyền (huyện Ba Vì, Hà Nội) cho rằng: Đề thi năm nay dễ hơn năm trước, bám sát đề thi minh họa, đồng thời có một số câu mang dấu hiệu của cách thi mới.

Trong 40 câu hỏi, có khoảng 4 câu khó, là câu bắt đầu bằng những câu tình huống, đòi hỏi học sinh đọc kỹ câu hỏi. Các câu hỏi tình huống khá dài nhưng dễ hiểu. Câu hỏi không quá khó và không đến mức đánh đố học sinh. Đa số câu hỏi, học sinh đã được giáo viên ôn kỹ theo cấu trúc đề thi.

Bên cạnh đó, đề thi năm nay có một số câu hỏi mang tính nhận định đúng, sai. Đây là điểm hơi khác với đề thi mấy năm trước. Trong mã đề thi 301, có 2 câu mang dấu hiệu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 và cách thi mới là câu 112 và 115.

Cô Thảo cũng cho biết, trong bài thi tổ hợp xã hội sáng nay, nhiều học sinh chỉ mất khoảng 15 phút để hoàn thành môn Giáo dục Công dân. Cô Thảo khẳng định, năm nay, Giáo dục công dân vẫn sẽ là môn chiếm điểm 10 nhiều nhất và là môn có điểm trung bình cao nhất trong các môn thi.

Cô Nguyễn Thị Phương Thảo.

Cô Nguyễn Thị Phương Thảo.

Vân Anh

report

Dự kiến sẽ có ít điểm 10 và điểm liệt môn Sinh học.

Cô Nguyễn Thị Huyền Trang

Cô Nguyễn Thị Huyền Trang

Cô Nguyễn Thị Huyền Trang – Giáo viên Sinh học – Trường THPT Ban Mai, Hà Đông, Hà Nội nhận định: Đề thi Sinh học có tính phân hóa, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với học sinh công nhận xét tốt nghiệp THPT.

Về cấu trúc, đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, học sinh làm bài trong thời gian làm bài 50 phút. Trong đó 4 câu hỏi (10%) nằm ở chương trình môn Sinh học lớp 11; 36 câu hỏi (90%) nằm trong chương trình môn Sinh học lớp 12.

Đề kiểm tra đánh giá các nội dung kiến thức nằm trong chương trình sinh học 11, 12. Các câu hỏi được phân hóa theo mức độ: 30 câu đầu theo mức độ cơ bản (nhận biết, thông hiểu); 10 câu tiếp theo phân hóa (vận dụng, vận dụng cao).

Qua phân tích đề thi môn Sinh học cho thấy 30 câu đầu ở mức độ nhẹ nhàng, bám sát mức độ đề minh họa thuộc các câu hỏi quen thuộc học sinh đã luyện tập nhiều. Các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan mức độ nhận biết và thông hiểu phần lớn gồm các câu hỏi ở dạng chọn một mệnh đề hoặc phương án đúng.

Câu hỏi mức độ vận dụng và vận dụng cao chủ yếu dưới dạng kết hợp giữa quan sát bảng số liệu hoặc hình ảnh, phân tích và xác định đếm các mệnh đề đúng.

Bên cạnh đó xuất hiện một số câu dạng phân tích đồ thị, hình ảnh, sơ đồ và số lượng câu hỏi đếm tăng là những câu gây khó cho học sinh về mặt lý thuyết.

5 câu ở mức độ vận dụng cao có độ phân hóa giúp thí sinh thể hiện năng lực xét tuyển vào các trường đại học top đầu, nằm ở kiến thức lớp 12 tập trung ở các chủ đề: Quy luật di truyền (1 câu), Cơ chế di truyền (1 câu), Di truyền học quần thể (1 câu), Sinh thái (1 câu).

Đề thi năm nay có mức độ phân hóa cho các thí sinh xét tuyển vào các trường đại học. Tuy nhiên vẫn đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Với đề này học sinh ở mức độ trung bình để xét tốt nghiệp dễ dàng đạt điểm theo nguyện vọng, phổ điểm 5-6 sẽ nhiều; học sinh nắm chắc kiến thức ở mức độ hiểu có thể dễ dàng đạt 7-8 điểm.

Song để đạt 9-10 điểm, yêu cầu học sinh phải có thêm về tư duy tổng hợp, ngoài kiến thức cần có kĩ năng làm bài tốt. Dự kiến năm nay sẽ có ít điểm 10 và điểm liệt môn Sinh học.

Ma trận đề thi:

TT

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng câu

1.

L11: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

1

1



2

2.

L11: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

1

1



2

3.

L12: Cơ chế di truyền và biến dị

4

3

1

1

9

4.

L12: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

4

2

1

1

8

5.

L12: Di truyền học quần thể


1

1

1

3

6.

L12: Ứng dụng di truyền học

1

1



2

7.

L12: Di truyền học người



1


1

8.

L12: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

2

2



4

9.

L12: Sinh thái học

3

3

2

1

9


Tổng

16

14

6

4

40


Tỉ lệ

75%

25%


Hiếu Nguyễn

report

Đề Giáo dục công dân đáp ứng mục tiêu “kép”

Thầy Trương Văn Minh – Giáo viên Giáo dục công dân – Trường THPT Ban Mai, Hà Đông, Hà Nội nhận định: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Giáo dục công dân bám sát với cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT đã đưa ra, có dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Đặc biệt có sự phân hóa học sinh, nếu học sinh không nắm chắc kiến thức sẽ khó đạt được trên 9 điểm.

Đề thi tổ hợp có cấu trúc quen thuộc, bám sát với đề thi minh họa ảnh 33

Nội dung cơ bản nằm trong chương trình lớp 11, lớp 12 và tỷ lệ câu hỏi ở 4 cấp độ không thay đổi. Mức độ nhận thức ( 50% nhận biết, 25% thông hiểu, 15% vận dụng, 10% vận dụng cao).

Ở mã đề 321, đề thi khá mạch lạc, đối với các câu vận dụng cao đã có tính phân hóa rõ nét, có 4 câu, tương đương 10%. Các câu vận dụng cao thông thường tập trung vào các nội dung chủ yếu: Các quyền tự do cơ bản của công dân bài 6 câu 116, quyền bình đẳng trong lao động, bình đẳng trong hôn nhân và gia đình bài 4 câu 117, quyền bầu cử, ứng cử bài, quyền khiếu nại, tố cáo bài 7 câu 111, vi phạm pháp luật bài và trách nhiệm pháp lí bài 2 câu 118…

Tổng quan có thể thấy đề thi năm nay có thể vừa là để xét công nhận tốt nghiệp và là cơ sở để các trường có tổ hợp môn Giáo dục công dân làm căn cứ để xét tuyển đại học.

Hiếu Nguyễn

report

Học tủ không thể đạt điểm cao môn Lịch sử

Cô Phạm Thị Phương Thảo – Giáo viên Lịch sử - Trường THPT Ban Mai, Hà Đông, Hà Nội nhận định: Đề thi môn Lịch sử năm nay vẫn theo mẫu các năm trước, đó là 40 câu trắc nghiệm bao gồm phần Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam trong chương trình sách giáo khoa lớp 11 và 12.

Đề thi tổ hợp có cấu trúc quen thuộc, bám sát với đề thi minh họa ảnh 34

Số lượng các câu hỏi phân hoá mức độ nhận biết được thiết kế theo giống như đề thi minh hoạ. Bao gồm: 20 câu mức độ nhận biết, 10 câu mức độ thông hiểu, 10 câu mức độ vận dụng và vận dụng cao. Giới hạn nội dung câu hỏi đều thuộc chương trình sách giáo khoa lớp 11 và lớp 12.

So với đề thi năm 2023, đề thi năm 2024 có số lượng câu hỏi phần Lịch sử thế giới từ 1919 – 1945 tăng thêm 1 câu nhận biết.

Nội dung câu hỏi trong đề thi năm nay bao quát toàn bộ phần Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam. Cho nên nếu thí sinh học tủ, học lệch sẽ không đạt được hiệu quả cao khi làm bài thi.

Với những thí sinh có mức độ nhớ kiến thức trung bình vẫn sẽ đạt được điểm từ 6 -7 trong đề thi năm nay bởi những câu hỏi trong mức độ nhận biết đều là những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.

Thậm chí, trong trường hợp thí sinh không thể nhớ hết đáp án của dạng câu hỏi nhận biết thì vẫn có thể phân tích để, sử dụng từ khoá trong câu hỏi để dùng phương pháp loại trừ chọn ra đáp án đúng.

Những câu hỏi trong mức độ thông hiểu chỉ cần thí sinh nắm chắc kiến thức của các thời kì lịch sử sẽ chọn được đáp án đúng. Số lượng câu hỏi thông hiểu và vận dụng cao đều nằm trong chương trình Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 2000.

Phần này yêu cầu thí sinh ngoài kiến thức cơ bản, cần có khả năng tổng hợp, so sánh, tư duy lịch sử để chọn được đáp án đúng.

Số lượng bài thi đạt từ 9 điểm trở lên trong năm nay cũng sẽ nhiều hơn so với năm ngoái. Đồng thời, số điểm bài thi dưới điểm “liệt” chắc chắn không có bởi số lượng câu hỏi nhận biết cứu thí sinh đều thuộc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.

Hiếu Nguyễn

report

Đề Lịch sử hay, phân hóa tốt

Cô Nguyễn Phương Hằng, giáo viên Lịch sử Trường THPT Quan Sơn (Thanh Hóa) nhận định: Đề thi tốt nghiệp môn Lịch sử năm 2024 đảm bảo đúng cấu trúc gồm câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Dạng cấu trúc đề thi này rất quen thuộc với học sinh vì các em đã có thời gian ôn luyện khá kỹ.

Nội dung đề thi chủ yếu xoay quanh kiến thức trong chương trình sách giáo khoa lớp 12, trong đó có sự cân đối giữa phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.

Đề thi có tính phân hóa cao, có nhiều câu dễ để tạo điều kiện cho các em học sinh có thể lấy được 6 đến 7 điểm. Từ câu 31 trở đi có tính phân hóa cao, đòi hỏi học sinh cần phải tổng hợp, vận dụng kiến thức đã học mới có thể lựa chọn được đáp án chính xác nhất. Tuy nhiên mức độ câu hỏi tùy thuộc vào khả năng của mỗi học sinh, nó có thể dễ với em này nhưng lại khó với em khác… Năm nay theo tôi sẽ ít có điểm 10 hơn năm trước.

Đề thi năm nay ở những câu vận dụng có đưa những tư liệu vào, đòi hỏi học sinh phải hiểu khá tốt kiến thức mới có thể làm được như câu 32 và 38 mã đề 305. Điều này cũng đang hướng tới cấu trúc đề thi mới cho năm 2025.

Với mức độ đề Lịch sử năm nay, đối với học sinh khu vực miền núi như học sinh trường tôi thì cũng khó đối với các em. Điểm trung bình của trường tôi chắc chỉ khoảng 5 đến 6 điểm.

Nhìn chung, đề thi thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử 2024 hay và phân hóa học sinh tốt.

Hiếu Nguyễn

report

Đề Địa lí bao quát kiến thức chương trình lớp 12

Cô Nguyễn Thị Ninh, Trường THCS & THPT Phenikaa nhận định: Đề thi THPT quốc gia môn Địa lí năm 2024 bám sát theo cấu trúc đề thi minh họa và bám sát theo chương trình học.

Về cấu trúc đề thi có 15 câu Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam; 4 câu kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ; 21 câu hỏi lý thuyết ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao

Về kiến thức: Đề thi bao gồm các kiến thức cơ bản và nâng cao từ tất cả các chủ đề trong chương trình học lớp 12.

Đề thi chú trọng đánh giá các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, lập luận,... của thí sinh.

Trong đề thi không có câu hỏi đánh đố, tuy nhiên thí sinh cần phải nắm chắc các kiến thức cơ bản, khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức và các kĩ năng địa lý.

Với đề thi năm nay, phổ điểm và số điểm 10 có thể tăng so với năm 2023 và thí sinh có thể dễ dàng đạt được mức 7 – 8 điểm.

Hiếu Nguyễn

report

Đề Giáo dục công dân tiệm cận định hướng đánh giá năng lực

Cô Lê Thị Hường.

Cô Lê Thị Hường.

Cô Lê Thị Hường, giáo viên Hệ thống giáo dục Alpha school nhận định: Đề thi Giáo dục công dân năm 2024 cơ bản vẫn giữ sự ổn định so với những năm trước và với năm 2023 về cấu trúc đề, tỷ lệ và mức độ nhận thức. Đề thi sát với thực tế, đưa ra nhiều câu hỏi hay, có tính ứng dụng và có độ phân hóa ở các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao.

Đề thi chủ yếu xoay quanh lý thuyết và những kiến thức quyền của công dân có thể thực hiện, những điều luật pháp điều chỉnh. Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức trong sách giáo khoa là có thể làm được. Quan trọng là học sinh biết cách phân tích, tổng hợp, lý giải, suy luận để đưa ra đáp án đúng.

Đối với đa số học sinh, các câu hỏi ở mức độ thông hiểu không khó, nhưng các em cần đọc kỹ để tránh nhầm lẫn giữa các phương án trả lời, chú ý dạng câu hỏi là khẳng định hay phủ định.

Đề thi có những câu hỏi nhằm giải quyết vấn đề thực tế cuộc sống, xã hội, được xây dựng tiệm cận theo định hướng đánh giá năng lực người học, các kiến thức này còn rất phù hợp để tạo dựng nền tảng cho các bạn có mong ước được học ngành Luật trong tương lai.

Câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao rải đều ở các chuyên đề lớp 12, là những câu hỏi liên hệ thực tế, dạng bài không có điểm mới so với đề thi năm 2023. Tình huống được diễn đạt logic, phù hợp với diễn biến tâm lý, hành vi của nhân vật. Đặc biệt, các câu hỏi khó: 113, 116, 118 là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Học sinh phải nắm chắc kiến thức lý thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.

Điểm mới là trong đề thi năm nay xuất hiện 2 câu hỏi mới dạng đúng/sai, gồm câu 102 (cấp độ thông hiểu) và câu 117 (cấp độ vận dụng cao). Đối với 2 câu này, học sinh phải đọc kỹ và phân tích từng tình huống trong câu hỏi.

Hiếu Nguyễn

report

Đề Giáo dục công dân: Cấu trúc hay, ý nghĩa, rõ ràng và mạch lạc

Cô Nguyễn Thị Thu, giáo viên Trường THCS - THPT Phenikaa nhận định: Đề thi Giáo dục công dân năm 2024, các đơn vị kiến thức được kiểm tra và độ khó tương tự với đề thi chính thức kỳ thi tTốt nghiệp THPT của năm 2023. Tuy nhiên, có tăng độ khó theo dạng đề mới với những câu hỏi nhận định đúng sai.

Đề bảo đảm độ phân hóa,theo đúng cấu trúc với các câu hỏi từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Cấu trúc đề rất hay, ý nghĩa, rõ ràng và mạch lạc. Những câu vận dụng mang tính chất thực tiễn giúp học sinh nhận biết và lựa chọn được những đáp án chính xác. Các đơn vị kiến thức được hỏi chủ yếu nằm trong chương trình GDCD lớp 11 và 12, số lượng câu trong mỗi phần không thay đổi, không xuất hiện câu hỏi cực khó.

Theo tôi, đề Giáo dục công dân năm nay hay, đảm bảo đánh giá năng lực hiểu biết của thí sinh thông qua các tình huống thực tiễn cuộc sống mà đề đưa ra.

Hiếu Nguyễn

report

Đề Vật lí: Học sinh đạt nhiều điểm ngưỡng 7-8

Cô Phạm Thị Hương, giáo viên Trường THPT Quan Sơn, Thanh Hóa nhận định: Đề Vật lí thi tốt nghiệp THPT năm nay bảo đảm đầy đủ các câu phân thành các dạng nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

30 câu đầu hoàn toàn là kiến thức rất cơ bản nên việc học sinh đạt điểm 7 khá dễ dàng.

Từ câu 31 - 34, những học sinh chắc kiến thức (gồm học sinh khá và học sinh giỏi) sẽ dễ dàng làm được và có thể đạt được mức 8,5 điểm.

Từ câu 35 - 40, có 2 câu những học sinh học lực giỏi sẽ làm được. 4 câu còn lại khó, đề khá dài.

Dự đoán với đề thi môn lý năm nay tập trung nhiều ở ngưỡng 7-8.

Hiếu Nguyễn

report

Đề Vật lí ổn định về nội dung, cấu trúc

Thầy cô hệ thống giáo dục Hocmai nhận định: Đề thi môn Vật lí được giữ ổn định về cấu trúc nội dung như đề thi chính thức năm 2023 và tương đồng với đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT đã công bố ngày 22/3/2024.

Đề gồm 45% (18 câu) số câu hỏi trong đề là bài tập tính toán, 55% (22 câu) số câu hỏi lí thuyết. Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Vật lí 12 là: Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Điện xoay chiều và Sóng ánh sáng.

Số lượng câu khó thuộc các chuyên đề cụ thể như sau:

Dao động cơ: 1 câu về dao động của con lắc lò xo

Sóng cơ và sóng âm: 1 câu về giao thoa sóng cơ

Điện xoay chiều: 1 câu về mạch điện có chứa các hộp kín kết hợp đồ thị điện áp phụ thuộc tần số

Sóng ánh sáng: 1 câu về giao thoa sóng ánh sáng đơn sắc

Ma trận đề thi mộn Vật lí như sau:

LỚP

CHUYÊN ĐỀ

LOẠI CÂU HỎI

CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng

Lí thuyết

Bài tập

NB

TH

VD

VDC

12

1. Dao động cơ học

4

3

4

1

1

1

7

2. Sóng cơ học

3

3

3

1

1

1

6

3. Điện xoay chiều

4

4

4

1

2

1

8

4. Dao động và sóng điện từ

2

2

2

1

1


4

5. Sóng ánh sáng

2

2

2

1


1

4

6. Lượng tử ánh sáng

2

1

2

1



3

7. Hạt nhân nguyên tử

2

2

2

1

1


4

11

8. Điện tích – Điện trường

1


1




1

9. Dòng điện không đổi

1


1




1

10. Dòng điện trong các MT

1


1




1

11. Cảm ứng điện từ


1


1



1

TỔNG (câu)

22

18

22

8

6

4

40

TỈ LỆ

55,0%

45,0%

55%

20%

15%

10%

100%

Hiếu Nguyễn

report

Đề Hóa học xuất hiện câu hỏi gắn với thực tiễn

Thầy cô Hệ thống giáo dục Hocmai nhận định: Đề thi môn Hóa học không quá khó, với 75% câu hỏi (30/ 40 câu) thuộc mức độ nhận biết - thông hiểu, 25% câu hỏi (chiếm 10/ 40 câu) thuộc mức độ vận dụng - vận dụng cao.

Trong các câu thuộc khoảng điểm 7,5 - 10 điểm, có 1 câu lớp 11, còn lại thuộc chương trình lớp 12 với độ khó tương đương đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa năm 2023. Đề thi không có câu hỏi rơi vào phần kiến thức đã được giảm tải.

Trong đề xuất hiện một số câu hỏi tính toán gắn liền với đời sống thực tế, nhằm kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống của thí sinh.

Ma trận đề thi môn Hóa như sau:

LỚP

CHUYÊN ĐỀ

LOẠI CÂU HỎI

CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng

Lí thuyết

Bài tập

NB

TH

VD

VDC

12

1. Este, lipit

3

2

2

1


2

5

2. Amin, amino axit, protein

3

1

2

1

1


4

3. Cacbohiđrat

3

1

2

1

1


4

4. Polime, vật liệu polime

2


2




2

5. Tổng hợp nội dung hoá học hữu cơ







0

6. Đại cương về kim loại

6


5

1



6

7. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất

3

3

3

1

2


6

8. Sắt - một số kim loại nhóm B và hợp chất

2

3

2

1


2

5

9. Tổng hợp hoá học vô cơ

2


1


1


2

11

1. Sự điện li

2


2




2

2. Nhóm cacbon

1



1



1

3. Ancol, phenol


1



1


1

4. Hiđrocacbon

1



1



1

5. Anđehit, axit cacboxylic

1


1




1

TỔNG (câu)

29

11

22

8

6

4

40

TỈ LỆ

72,5%

27,5%

55,0%

20,0%

15,0%

10,0%

100,0%

Hiếu Nguyễn

report

Đề Sinh học đổi mới theo hướng đánh giá năng lực

Thầy cô Hệ thống giáo dục Hocmai nhận định: Đề thi môn Sinh học tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD&ĐT đã công bố qua đề thi tham khảo ngày 22/3/2024; phù hợp với mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp, có độ phân hóa tốt để xét tuyển Đại học.

Đề đổi mới theo hướng đánh giá năng lực, giảm yếu tố tính toán, tăng bản chất sinh, thí sinh cần kĩ năng đọc hình và bảng biểu và sơ đồ.

Về độ khó của đề thi, 60% câu hỏi ở mức nhận biết và thông hiểu, phù hợp với mục tiêu xét Tốt nghiệp. Chỉ có 40% câu hỏi dùng để phân hóa trong đó khoảng 10% câu hỏi là vận dụng cao.

Về phân bố kiến thức và ma trận đề môn Sinh học (dựa trên mã đề 223)

Chuyên đề

Mức độ

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao


Sinh học lớp 11

+ Sinh học thực vật

+ Sinh học động vật

93,

95,

105,

103,



4

Cơ chế di truyền và biến dị

87, 89, 97, 101,

81, 99, 104, 106,

112, 114,

111,

11

Quy luật di truyền

83, 84,

100,

109,

119,

5

Di truyền quần thể


96,

115,

117,

3

Di truyền người



118,


1

Di truyền ứng dụng

88, 91,




2

Tiến hóa

82, 85

102, 108,



4

Sinh thái

86, 90,

92, 94, 98, 107,

110, 113, 120

116,

10

Tổng

14 (35%)

14 (35%)

8 (20%)

4 (10%)

40

Có 4 câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 nằm trong chương I – Chuyển hóa vật chất và năng lượng, câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, không có nội dung mới. Có 90% số câu hỏi nằm trong chương trình lớp 12, phân bố gồm 11 câu Cơ chế di truyền và biến dị.

5 câu Quy luật di truyền có sự suy giảm đáng kể dạng này chứng tỏ đề thi đã đi vào bản chất của môn Sinh học. Đề có 1 câu di truyền người, 2 câu di truyền học ứng dụng, 3 câu di truyền quần thể, 4 câu Tiến hóa và 11 câu Sinh thái.

Nhìn chung,với mức độ đề như hiện tại, các thí sinh hoàn toàn yên tâm với mục tiêu xét điểm tốt nghiệp. Chỉ cần ôn tập và nắm chắc kiến thức sách giáo khoa thí sinh có thể đạt được điểm 5 đến 6 một cách dễ dàng.

Để đạt được mức 7-8 đòi hỏi thí sinh phải hiểu môn Sinh thật cẩn thận, để đạt 9-10 thì tương đối khó vì đề dài và thí sinh phải thực sự có kĩ năng xử lí nhanh. Do vậy, đỉnh của phổ điểm có thể ở giá trị 5,5-6,5 điểm. Đề không quá khó nhưng dài, các học sinh giỏi và có kĩ năng tốt có thể đạt điểm 10.

Hiếu Nguyễn

report

Đề Lịch sử có câu hỏi tiệm cận đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025

Thầy cô Hệ thống giáo dục Hocmai nhận định: Đề thi Lịch sử có độ khó tương đương năm trước, nhưng có điểm mới.

Đó là trong đề xuất hiện dạng câu hỏi tiệm cận với cách ra đề thi năm 2025 (theo đề minh họa Bộ GD&ĐT đã công bố ngày 29/12/2023). Ví dụ, câu 32, 37 mã 309: cho học sinh đoạn tư liệu và yêu cầu dựa vào đoạn tư liệu để trả lời câu hỏi.

90% tổng số câu hỏi trong đề thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11 - bao gồm 2 câu hỏi phần lịch sử Việt Nam và 2 câu phần lịch sử thế giới.

Đề thi có tỉ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu so với vận dụng, vận dụng cao tương đương đề thi tham khảo ngày 22/3/2024 nhưng có tính phân loại cao do độ khó của các câu vận dụng cao tăng lên.

80% câu hỏi nhận biết, thông hiểu thuộc những kiến thức cơ bản, độ nhiễu giữa các phương án không cao, thí sinh dễ dàng chọn được đáp án đúng. Bên cạnh đó vẫn xuất hiện dạng câu hỏi liên quan đến xác định vị trí của quốc gia, hoặc phong trào cách mạng (liên quan đến kiến thức địa lí) ví dụ câu 9, câu 15 (mã 309).

20% câu hỏi thuộc phần vận dụng – vận dụng cao, rải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, không có câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới. Những câu hỏi chủ yếu xoay quanh dạng bài so sánh (4 câu: 31, 34, 39, 40 mã 309), liên chuyên đề (câu 29 - mã 310), liên hệ kiến thức lịch sử thế giới - lịch sử Việt Nam hoặc nhận xét, tổng kết cả giai đoạn lịch sử để tìm ra điểm đặc trưng.

Đặc biệt, có 3 câu hỏi về các nội dung liên quan đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở các giai đoạn khác nhau, trong chương trình lịch sử lớp 12 mới, nội dung liên quan đến Hồ Chí Minh cũng là một trong những chuyên đề quan trọng, việc xuất hiện nhiều câu hỏi liên quan đến Nguyễn Ái Quốc thể hiện sự tiệm cận về nội dung với chương trình học và đề thi năm tới.

Ma trận đề thi Lịch sử cụ thể như sau:

LỚP

CHUYÊN ĐỀ

CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

12

Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

1




1

Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 -1991), Liên bang Nga (1991 -2000)

1




1

Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh (1945 – 2000)

2

1



3

Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)

1

2



3

Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)

1




1

Cách mạng KHKT (1945 - 2000)

1




1

Việt Nam từ năm 1919 - 1930

2

1

2

1

6

Việt Nam từ năm 1930 - 1945

2

1

2

1

6

Việt Nam từ năm 1945- 1954

3

1

1

1

6

Việt Nam từ năm 1954 - 1975

3

1

1

1

6

Việt Nam từ năm 1975 - 2000

1

1



2

11

Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

2




2

Lịch sử thế giới cận - hiện đại


2



2

Tổng (câu)

20

10

6

4

40

Tỉ lệ

50,0%

25,0%

15,0%

10,0%

100%

Hiếu Nguyễn

report

Đề Địa lí: Một số câu hỏi có độ "nhiễu" cao

Thầy cô Hệ thống giáo dục Hocmai nhận định: Đề thi môn Địa lí có nội dung kiến thức nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12. Đề không có câu hỏi lý thuyết thuộc nội dung kiến thức 11 nhưng có 2 câu thực hành kỹ năng bảng số liệu và biểu đồ lấy số liệu từ lớp 11. Đề thi có cấu trúc và độ khó tương đương với đề thi tham khảo ngày 22/3/2024.

Trong đề, tỷ lệ câu hỏi lý thuyết/thực hành là 52,5%/47,5%. Tỷ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu/vận dụng và vận dụng cao là 75%/25%.

Trong nhóm câu hỏi nhận biết, có 15 câu sử dụng Atlat. 25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng – vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lí các vùng kinh tế và Địa lí ngành kinh tế.

Đối với phần thực hành kỹ năng Địa lí, giống như trong đề Tham khảo và đề thi năm 2023, những câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam năm nay đề bài không ghi rõ số trang mà ghi tên trang Atlat học sinh cần sử dụng, với điểm mới này, để khai thác tốt và nhanh tài liệu này học sinh cần nắm chắc mỗi trang Atlat thể hiện nội dung gì trong quá trình ôn tập.

Phần biểu đồ và bảng số liệu không có dạng bài mới, thí sinh vẫn phải có kĩ năng tính toán cơ bản để nhận xét biểu đồ và bảng số liệu. Ngoài ra, thí sinh cần nắm vững đặc trưng của các dạng biểu đồ để nhận dạng và gọi tên chính xác biểu đồ.

Các câu 76, 77, 78, 80 (mã đề 308) là những câu hỏi khó do đi sâu khai thác một vấn đề nhỏ, các phương án có độ nhiễu cao dễ gây nhầm lẫn. Đặc biệt câu 80, thí sinh cần vận dụng kiến thức liên chuyên đề địa lí tự nhiên và địa lí vùng để giải quyết. Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi so sánh, không có câu hỏi mang tính thời sự. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh đại học.

Ma trận đề thi Địa lí cụ thể như sau:

LỚP

CHUYÊN ĐỀ

CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

12

1. Địa lí tự nhiên

1

1

1

1

4

2. Địa lí dân cư

1

1



2

3. Địa lí các ngành kinh tế

2

6



8

4. Địa lí các vùng kinh tế


1

3

3

7

5. Thực hành kĩ năng Địa lí

15

2

2


19

Tổng (câu)

19

11

6

4

40

Tỉ lệ

48%

28%

15%

10%

100%

Hiếu Nguyễn

report

Đề thi Giáo dục công dân: Nắm vững kiến thức trong SGK có thể đạt 7 – 8 điểm

Thầy cô Hệ thống giáo dục Hocmai nhận định: Đề Giáo dục công dân có 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11, giữ ổn định như những năm trước và tương tự đề tham khảo Bộ GD&ĐT đã công bố.

Riêng với câu hỏi lớp 12, có gần 70% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức học kỳ I. 75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ nhận biết – thông hiểu. Thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là có thể đạt điểm 7 - 8.

25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề lớp 12, đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, có câu hỏi mang tính tổng hợp kiến thức của nhiều bài như câu 116 (mã 322).

Đặc biệt, các câu hỏi cực khó: 113, 114, 117, 118 mã 322 là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Thí sinh phải nắm chắc kiến thức lý thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.

Đặc biệt, đề thi xuất hiện dạng câu hỏi mới, tiệm cận cách ra đề cho năm 2025, yêu cầu học sinh căn cứ vào tư liệu đề bài cho để đếm số nhận định đúng, ví dụ như câu 102, 117 mã 322. Thí sinh cần có kiến thức tổng hợp và khả năng phân tích để xác định được đúng số nhận định theo yêu cầu đề bài.

Ma trận đề thi Giáo dục công dân cụ thể như sau:

LỚP

CHUYÊN ĐỀ

CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

12

1. Pháp luật và đời sống

1

1

1


3

2. Thực hiện pháp luật

2

2

1

1

6

3. Công dân bình đẳng trước pháp luật

1




1

4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

1

1


1

3

5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

1

2

1


4

6. Công dân với các quyền tự do cơ bản

3

3

1

1

8

7. Công dân với các quyền dân chủ

2

2

1

1

6

8. Pháp luật với sự phát triển của công dân

2

1

1


4


9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

1




1

11

Công dân với kinh tế

2

2



4

Tổng (câu)

16

14

6

4

40

Tỉ lệ

40,0%

35,0%

15,0%

10,0%

100%

Hiếu Nguyễn

report

Đề thi Vật lí khai thác tư duy sâu sắc

Thầy Nguyễn Văn Toàn, giáo viên Phenikaa School nhận định: Đề thi môn Vật lí không có gì bất ngờ với học sinh, bám sát cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT đã ban hành, có tính phân loại cao.

Đề có khoảng 30 câu kiến thức cơ bản, học chắc chắn kiến thức trong sách giáo khoa đã có thể làm được đủ điểm 30 câu này. Trong phần cơ bản này có 4 câu thuộc kiến thức vật lý 11 là những nội dung trọng trọng tâm, quen thuộc, số còn lại ở chương trình lớp 12.

Đề có 10 câu cuối có sự phân hóa rõ rệt, cần nhiều thời gian tính toán, suy luận. Trong đó, có 5 câu thí sinh cần suy luận nhiều và cũng cần vững kiến thức cơ bản và biến đổi nhanh để có thể làm được. 5 câu còn lại khá khó, đòi hỏi học sinh luyện tập nhiều, tư duy tốt, nhanh mới kịp thời gian, kết hợp kiến thức học vật lí các năm.

Nhìn chung thì đề thi này khá dễ thở với học sinh có mục tiêu tốt nghiệp, các em dễ kiếm điểm 5, phân loại tốt với học sinh dùng môn Vật lí để xét tuyển đại học.

Đề khai thác tư duy Vật lí sâu sắc như kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng, câu hỏi khai thác đồ thị về dao động cơ và dòng điện xoay chiều, câu hỏi thí nghiệm. Những câu khó mất khá nhiều thời gian để tư duy hiện tượng và giải.

Dự báo phổ điểm chủ yếu từ 5 - 7; ít điểm 10.

Tỷ trọng câu hỏi ở các chương vẫn không thay đổi nhiều so với đề thi các năm trước và đề tham khảo. Vẫn tập trung nhiều vào 3 chương đầu của Vật lí 12 gồm dao động cơ, sóng cơ và sóng âm, dòng điện xoay chiều.

Với đề thi này, thí sinh cần chú ý hơn ở câu hỏi thông hiểu, đặc biệt là những câu trắc nghiệm định tính. Thí sinh đọc xong có thể thấy rất dễ nhưng lại dễ bị lừa về mặt bản chất Vật lí. Đến những câu này, thí sinh cần bình tĩnh đọc kĩ câu hỏi, không vội vàng trong việc chốt đáp án cuối cùng.

Hiếu Nguyễn

report

Đề thi Lịch sử hay, sáng tạo, phân hóa tốt

Nhận xét về đề thi môn Lịch sử năm nay, cô Đào Thị Thuận, giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ (Thái Nguyên) cho biết, đề thi bảo đảm khoa học, chính xác theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Đề thi môn lịch sử năm nay giống với cấu trúc đề thi các năm trước, bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT. Trong 40 câu hỏi có 4 câu kiến thức lớp 11, có 8 câu lịch sử thế giới, 28 câu lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay.

Nội dung bám sát với kiến thức sách giáo khoa. Các câu hỏi nhận biết khá đơn giản, học sinh chỉ cần nắm chắc những kiến thức cơ bản trên lớp là có thể đạt mức 7 điểm trở lên.

Tuy nhiên, đề thi có nhiều câu hỏi mức độ nhận biết liên quan đến mốc thời gian học sinh cần ghi nhớ chính xác. Đánh giá đề thi so với năm trước mức độ dễ hơn, các câu vận dụng cao cũng "dễ thở" hơn.

Đề thi cũng tiệm cận với cách ra đề của chương trình GDPT 2018 khi có một số câu hỏi đòi hỏi vận dụng thực tế, không nằm trong sách giáo khoa. Dự kiến điểm trung bình môn năm nay sẽ cao hơn năm trước.

Thí sinh hoàn thành bài thi tổ hợp sáng 28/6.

Thí sinh hoàn thành bài thi tổ hợp sáng 28/6.

Vân Anh

report

Dự đoán nhiều học sinh đạt điểm cao môn Hóa học

Cô Trần Thị Phương, Giáo viên Hóa học, Trường THPT Quan Sơn (Thanh Hóa) nhận định: Đề thi môn Hóa tốt nghiệp THPT năm 2024 có đầy đủ các câu hỏi ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Đề tăng cường câu hỏi thí nghiệm, thực nghiệm, lồng ghép các kiến thức thực tiễn cho học sinh.

Mặc dù có độ phân hóa, tuy nhiên có thể nhận thấy mức độ phân hóa chưa rõ ràng. Theo đó, các câu hỏi vận dụng cao không có nhiều dạng mới, và không quá phức tạp như đề các năm trước.

Nhìn chung các câu hỏi mức độ tư duy đồng đều nhau. Khoảng 30 - 35 câu đầu, nếu học sinh chăm chỉ học các kiến thức cơ bản vẫn đạt được điểm dễ hơn các năm. Số lượng câu tính toán có nhiều nhưng mức độ tư duy cơ bản, không quá phức tạp

Dự đoán số học sinh điểm cao môn Hoá học năm nay nhiều hơn năm ngoái.

Nguyễn Nhung

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ