Cô Nguyễn Thị Huế - giáo viên Trường THPT Minh Đài, Phú Thọ:
Kiến thức ngữ pháp và từ vựng của đề thi tiếng Anh bao quát cả 3 lớp 10,11,12. Chủ đề hai bài đọc hiểu và đọc hiểu điền từ gần với các chủ đề đã học ở lớp 11 và 12. Đề thi bám khá sát ma trận đề thi tham khảo.
Về nội dung kiến thức (mã đề 417 và 420), các hiện tượng ngữ pháp đã xuất hiện trong đề tham khảo đều có trong đề thi, như câu hỏi đuôi, mệnh đề quan hệ rút gọn dạng bị động, danh động từ (phần kiểm tra kiến thức ngữ pháp và từ vựng ); hoặc phần phát hiện lỗi sai bám rất sát đề tham khảo (sai dạng động từ, sai một thành phần trong câu chẻ và sai về từ vựng ).
Câu hỏi được phân bố hợp lí với các mức độ nhận thức khác nhau, trong đó nhận biết và thông hiểu chiếm khoảng 25 câu (50%). Do đó, học sinh có lưc học trung bình sẽ dễ dàng xác định được các câu hỏi ở hai mức độ này nếu được ôn luyện theo dạng đề thi như đề tham khảo.
Đề thi có các câu hỏi có độ khó rõ rệt. Ví dụ mã đề 417, các câu hỏi khó nằm ở phần kiểm tra cách sử dụng từ (câu 2,6,10), sử dụng thành ngữ (câu 16) và hai bài đọc hiểu.
Nhận xét chung, so với năm ngoái, đề năm nay có mức phân hoá cao hơn; mức độ khó giữa các mã đề tương đương nhau. Hiếu Nguyễn (ghi)
Thầy Đỗ Minh Lợi, GV Tiếng Anh, Trường THCS-THPT Hồng Hà, TPHCM
Tôi đã xem qua một số đề, theo thầy đề tiếng Anh so với năm ngoái có chút khó hơn, khó ở các câu cuối về độ phân hóa học sinh.
Đềnhư vậy sẽ đảm bảo với việc xét TN và xét tuyển vào ĐH, CĐ, tránh hiện tượng “mưa điểm 10”. Vì với đề thi này, những HS học giỏi, xuất sắc, chuyên Anh mới có thể đạt điểm cao, ghi điểm ở phần đọc hiểu, và cũng có thêm một số từ mới. Với 50 câu hỏi, khoảng 20 câu đầu các em có thể dễ để lấy điểm, nhưng về sau các câu hỏi tăng dần độ khó. Điểm 5 không phải quá khó nếu các em ôn tập kĩ, đảm bảo kiến thức, nhưng để đạt 6-7 đã là một trình độ khác rồi.
Đề có những câu hỏi đánh giá năng lực, tích hợp ở 2 bài đọc hiểu và bài đọc điền từ vào chỗ trống, phần này chiếm 4 điểm toàn bài. Kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 20%. Đảm bảo cấu trúc như đề minh họa mà Bộ GD&ĐT công bố.
Đề có một số câu liên quan đến vấn đề thực tiễn như ô nhiễm môi trường, vấn đề mạng xã hội… đây cũng là những vấn đề được quan tâm nhiều và có tính giáo dục cho các em. Nga Phan (ghi)
Đề hay,giảm yêu cầu kiểm tra kiến thức ngữ pháp, nhiều câu khó về từ vựng.
Nhận định của các giáo viên Tổ tiếng Anh - Hệ thống giáo dục HOCMAI: Nhìn chung, so với đề thi THPT quốc gia năm 2017, đề thi năm nay được đánh giá khó hơn, có tính phân loại tốt hơn mặc dù đề đã không nặng về kiểm tra kiến thức ngữ pháp. Phổ điểm trung bình dự kiến sẽ thấp hơn năm 2017 và sẽ ở mức 5,6 điểm.
Các chủ đề của bài đọc hiểu bám sát chương trình sách giáo khoa lớp11 và lớp 12 như: chủ đề giáo dục (mã 406); chủ đề thể thao (406); chủ đề viết thư xin việc (mã đề 407); phát triển đô thị (mã đề 407) nhưng cách đưa nội dung các chủ đề được điều chỉnh, đảm bảo sự đa dạng, phong phú giữa các mã đề. Nhìn chung, các chủ đề rất thiết thực, gần gũi với các em học sinh phổ thông.
Điểm hay của đề thi là đề không nặng về kiểm tra kiến thức ngữ pháp, các câu hỏi về từ vựng là các câu được dùng để phân loại. Các câu hỏi kiểm tra từ vựng thuộc loại khó rơi vào các kiến thức về thành ngữ; ngữ động từ và các cụm từ cố định trong tiếng Anh yêu cầu học sinh phải có kiến thức sâu và vốn từ phong phú mới có thể hoàn thành bài tốt.
Những phần thí sinh dễ lấy điểm là: ngữ âm; các câu hỏi về ngữ pháp; sửa lỗi sai, dạng bài tìm câu đồng nghĩa và nối câu.
Duyên Vũ ( ghi)
Các câu khó trong đề thi tiếng Anh mang tính phân loại cao
Theo cô Hoàng Xuân (GV Tuyensinh247.com): Đề thi THPTQG môn tiếng Anh năm nay khá xác thực với đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Đề có độ phân hóa thí sinh khá tốt, và một số chủ điểm ngữ pháp/ kiến thức đã từng được ra trong đề minh họa cũng xuất hiện trong đề thi chính thức, ví dụ: dạng câu nhấn (câu chẻ), câu hỏi đuôi, tính từ ghép, v.v.
Theo cô Xuân, phổ điểm môn tiếng Anh năm nay sẽ chủ yếu giao động từ 5 đến 7. Học sinh học khá và nắm chắc kiến thức một chút sẽ có thể dễ dàng đạt 7 điểm. Ngoài ra, sẽ không có mưa điểm 9 và 10 như năm ngoái. Điều này đảm bảo sẽ chọn được những học sinh giỏi thực sự vào các trường đại học Top trên.
Đề thi gồm 50 câu hỏi; các câu hỏi từ mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và nâng cao. Đề được phân hóa khá rõ ràng: khoảng 35 câu ở mức dễ, trung bình, trong đó có nhiều kiến thức nằm trong chương trình SGK lớp 11, 12, ví dụ như ngữ âm, trọng âm, mệnh đề quan hệ rút gọn (dạng bị động), câu hỏi đuôi, câu điều kiện loại 2, câu hỏi từ loại, động từ nguyên mẫu có to, v,v; và 15 câu ở mức khá, giỏi để xét tuyển ĐH. Đề đặc biệt phân loại ở phần kiến thức kiểm tra cụm động từ, thành ngữ, sự lựa chọn từ, tính từ ghép, câu hỏi suy luận, v.v.
Nhìn chung, với các câu hỏi dễ và trung bình, học sinh chỉ cần nắm được kiến thức trong SGK là có thể làm được, tạo điều kiện cho học sinh thoát điểm liệt và học sinh trung bình kiếm điểm. Để đạt được điểm 8 trở lên, học sinh cần phải có vốn từ vựng phong phú thì mới làm tốt được các câu hỏi liên quan đến cụm động từ, thành ngữ và sự lựa chọn từ.
Ngoài ra, học sinh cũng phải phải có kiến thức ngữ pháp nâng cao để làm tốt một số dạng bài, đặc biệt là dạng bài nối câu. Đặc biệt là bài đọc hiểu số 2. Học sinh vừa phải có vốn từ vựng, vừa phải có khả năng tư duy, đoán nghĩa của từ trong văn cảnh và khả năng tư duy tốt để trả lời các câu hỏi suy luận.
Riêng phần bài đọc đục lỗ thì cách ra đề cũng giống như đề minh họa, đặc biệt là các dạng kiến thức được điểm tra trong phần này. Chính vì vậy, dạng bài này không quá đánh đố học sinh. Chỉ có 2 câu hỏi liên quan đến cụm động từ và chọn từ là mang tính chất phân loại.
Trên cơ sở đó, cô giáo Hoàng Xuân đưa ra một số gợi ý để các bạn sinh năm 2001 ôn thi tốt kỳ thi THPT QG 2019 như sau:
· Tranh thủ vừa học bài mới vừa ôn tập lại các kiến thức từ vựng và ngữ pháp, ngữ âm của khối 11, khối 10 vì kỳ thi THPT QG 2019 gồm khối lượng kiến thức của cả 3 năm học này.
· Xác định khả năng của mình, tránh học tràn lan không cần thiết. Học đâu chắc đấy. Học từ kiến thức cơ bản đến nâng cao, và phải thường xuyên ôn tập lại kiến thức cũ.
· Đọc bằng tiếng Anh thật nhiều để nâng cao vốn từ vựng và nâng cao khả năng đọc hiểu. Nên viết từ vựng của từng chủ đề vào sổ từ vựng và giở ra ôn tập thường xuyên. Ngoài ra, khi học từ vựng thì nên học theo cụm từ để mỏ rộng và kết hợp được các từ, và đừng quên học cách phát âm của từ. Duyên Vũ (ghi)
Đề thi môn Tiếng Anh bám sát với chuẩn kiến thức kỹ năng
Nhận xét: Mã đề 407, cô Trần Thị Minh Trang, giáo viên môn Tiếng Anh, Trường THPT Lý Nhân (Hà Nam) cho biết: Đề thi sát với chuẩn kiến thức kỹ năng, chủ đề và kiến thức nằm trong cả 3 năm lớp 10, 11, 12. Riêng bài đọc có chủ đề về thư xin việc ( lớp 12), người nổi tiếng (lớp 10) và phát triển đô thị (lớp 12) khá gần gũi với học sinh. Nội dung cả hai bài đọc không quá khó, số lượng từ mới không quá nhiều và không có nhiều những từ mang tính chất chuyên ngành nên học sinh có thể đọc và đoán được.
Cô giáo Minh Trang cho hay đề thi tương đối sát với đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên số câu ở mức độ nhận biết và thông hiểu nhiều hơn so với đề minh họa thì đề này dễ hơn. Ở phần ngữ âm (4 câu) hoàn toàn nằm trong chương trình sgk 10, 11 và 12. Câu 10, và câu 15 lựa chọn từ và cấu trúc tương đối khó.
Các câu tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa đều có thể dựa vào ngữ cảnh để đoán được. Các câu tình huống giao tiếp với chủ đề quen thuộc thi cử và thể thao học sinh cũng dễ dàng đoán được. Phần viết câu bao gồm rút gọn mệnh đề và câu đảo ngữ cũng là những nội dung ôn tập trọng tâm của lớp 12. Các phần khác nội dung kiếm thức đều đã được nhắc đến trong đề thi minh họa của bộ. Tóm lại về mức độ nhận biết khoảng: 15 câu (30%). Mức độ thông hiểu khoảng 20 câu (40%). Mức độ vận dụng thấp khoảng10 câu (20%). Mức độ vận dụng cao khoảng 5 câu (10%). Khả năng số học sinh được mức 7-8 điểm là nhiều. Minh Châu (ghi)
Nghệ An: Đề Tiếng Anh đáp ứng mục đích “2 trong 1”
Nói về môn thi môn Tiếng Anh, thầy Phan Ngọc Bé –Tổ trưởng bộ môn Tiếng Anh, Trường THPT DTNT số 2 Nghệ An cho biết: “Sau khi kết thúc kỳ thi, tôi cũng đã có gọi điện cho khoảng 10 học sinh thi khối D, thì các em đều nói không làm hết đề. Và câu khó nhất nằm ở phần đọc hiểu”.
Nhận xét đối với mã đề 416, thầy Phan Ngọc Bé nói: Đề có tính phân hóa học sinh rất rõ. Ở phân khúc 5 điểm dành cho mục đích xét tốt nghiệp có những câu tương đối dễ chịu, để học sinh kiếm điểm. Nhìn chung ở 20 câu đầu thì các câu hỏi ở mức nhẹ nhàng.
Nhưng tiếng Anh là môn đặc thù, và sự phân hóa đề khó rạch ròi từ câu dễ đến câu khó như các môn khác. Ví dụ trong đề 416, các câu hỏi ở cuối đề như câu 40, 41, 42 tương đối dễ. Nhưng các câu hỏi khó lại rải rác, nằm bất cứ chỗ nào trong đề. Như nhiều học sinh nhận xét, phần đọc hiểu là phần khó nhất của đề thi, nhưng các câu hỏi trong phần đó có cả dễ lẫn khó.
Đề thi bám sát chương trình sách giáo khoa, và đáp ứng mục đích 2 trong một của kỳ thi. Chia sẻ về thực tế học sinh của trường THPT DTNT số 2, thầy Bé cho rằng, với mức độ để xét tốt nghiệp, các em không khó để đạt tầm 3 – 4 điểm trở lên. Đồng thời, có những câu thực sự gây khó, nhằm phân loại và tìm học sinh giỏi tiếng Anh, dành cho các trường ĐH tuyển sinh (Ngọc Sơn ghi)
Câu hỏi khó và phân loại trong phần từ vựng và phần bài đọc
Cô Nguyễn Thị Thu Hằng – giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) nhận xét về đề thi Tiếng Anh, Kỳ thi THPT quốc gia 2018:
Cấu trúc đề thi giống như đề thi năm ngoái và giống đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Phần từ vựng trong đề thi năm nay khó hơn, có cả những từ ít được dùng và các cụm động từ. Các câu hỏi được thiết kế khá tốt, giúp phân loại được học sinh.
Khoảng 20-30% câu hỏi ở mức độ học sinh trung bình có thể làm được; câu hỏi khó và phân loại trong phần từ vựng và phần bài đọc. Cụ thể, câu hỏi khó về kiến thức từ vựng như: câu 19, câu 18, câu 8 và câu 9 (mã đề 402)…
Về mức độ khó, đề thi năm nay khó hơn năm trước và tương tự đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT. Nội dung kiến thức phủ rộng trong toàn bộ chương trình phổ thông. Số học sinh được điểm cao tuyệt đối năm nay sẽ ít hơn năm trước.
Bài đọc hiểu, học sinh phải có kĩ năng tìm thông tin chi tiết, kĩ năng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh, kĩ năng suy luận và tìm ý chính.
Với đề này, học sinh sức học trung bình có thể đạt 4-5 điểm. Hiếu Nguyễn (ghi)
Điểm phân hóa học sinh giỏi của đề thi ở phần đọc hiểu
Nhận xét về đề thi Tiếng Anh, cô giáo Nguyễn Thị Loan, GV Trường THPT Hoằng Hóa II (Thanh Hóa) cho biết: Nhìn chung, đề thi tiếng Anh (mã đề 416 ) có phần cơ bản bên cạnh phần nâng cao được đặt vào bài đọc hiểu số 3 (từ câu 35 - 42). Với học sinh trung bình sẽ làm được khoảng 50% đề thi này.
Trong đề có 50 câu thì có khoảng 25 - 30 câu hỏi ở mức cơ bản với những chủ đề như ngữ pháp, âm tiết, câu giao tiếp đơn giản. Tiếp đến là những câu phát hiện lỗi sai, tìm câu đồng nghĩa với câu mẫu, tiếp đó là một số câu sử dụng từ vựng hay bài đọc hiểu có độ khó cao hơn.
Phần đọc: Cấu trúc câu của bài tương đối ngắn, đơn giản và từ vựng ở mức độ khó vừa phải.Về từ vựng: Được đưa vào ở cấp độ không khó nhiều, phân biệt từ trong ngữ cảnh (câu 2, câu 10), sử dụng từ gốc đúng cách (câu 8), cụm động từ (câu 9). Bài đọc hiểu (từ câu 28 - 34) tăng độ khó, xuất hiện nhiều từ mới bắt buộc học sinh phải suy luận để hiểu. Bài đọc hiểu chính là điểm phân hóa học sinh giỏi của đề thi năm nay.
Đề thi năm nay theo tôi phù hợp với các em chỉ có nhu cầu thi tốt nghiệp nhưng vẫn có những câu khó để phân loại thí sinh muốn xét tuyển vào Đại học. Đối với những em xác định thi khối D thì điểm 8 sẽ rất nhiều, còn những em lực học ngoại ngữ trung bình - khá thì giành được 5 - 7 điểm là không quá khó.
Đề thi năm nay ở các mã đề đều có phần đọc hiểu ở cuối bài, đây là phần gây nhiều khó khăn cho các thí sinh nhất. Nhưng nhìn chung, đề thi môn tiếng Anh năm nay có độ khó không chênh là mấy so với đề thi THPT năm 2017.
Theo cô Loan, mặc dù đánh giá là đề thi khá vừa sức nhưng sẽ rất khó để các em lấy được điểm tuyệt đối, vì để làm hết và đúng cả phần đọc hiểu thì các em cũng cần phải lập luận, tư duy và vốn từ tốt. Trịnh Huyền (ghi)
Đề thi Tiếng Anh bám sát chương trình học
Cô Nguyễn Thanh Thúy – Giáo viên tiếng Anh Trường THPT Bình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) phân tích với Mã đề 408:
Đề thi các dạng bài tương tự như đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, các chủ đề đều nằm trên nền kiến thức lớp 11, lớp 12, hầu hết các thí sinh đã được ôn trên lớp.
Đề thi được biên soạn khá hay, có tính phân loại học sinh trung bình,khá, giỏi, đáp ứng hai mục tiêu vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa để xét tuyển ĐH. Có những phần học sinh chỉ cần học tốt trong sách giáo khoa cũng đã đạt được điểm trọn vẹn như phần Ngữ âm.
Phần ngữ pháp xoay quanh các chủ đề quen thuộc, học sinh trung bình có thể làm được hơn 10 câu về những mệnh đề quan hệ, so sánh ngữ pháp, chia động từ. Đây là những câu tạo cơ hội cho học sinh ghi điểm.
Còn phần phân loại học sinh theo tôi là rất khó. Ví dụ như bài sửa lỗi sai, có một câu đòi hỏi học sinh phải hiểu và có độ vận dụng cao; hay như bài về tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa, phải là học sinh khá giỏi mới biết được đó là câu thành ngữ; bài đọc hiểu cũng có một phần khá dài và khó để dành phân loại học sinh giỏi.
Theo tôi, đề thi tiếng Anh khá hay, sát với kiến thức trong chương trình học. Tôi thích những nội dung ra đề rất thông minh, cho học sinh đọc câu hỏi là ra ngay đáp án như phần câu hỏi giao tiếp, hay như câu 27 – dấu hiệu nhận biết. Học sinh chỉ cần chú ý những bài giảng trên lớp là ăn điểm. Gia Hân (ghi)
Mức độ khó giữa các mã đề tương đương nhau
Cô Nguyễn Thị Huế - giáo viên Trường THPT Minh Đài, Phú Thọ - nhận xét:
Kiến thức ngữ pháp và từ vựng của đề thi tiếng Anh bao quát cả 3 lớp 10,11,12. Chủ đề hai bài đọc hiểu và đọc hiểu điền từ gần với các chủ đề đã học ở lớp 11 và 12. Đề thi bám khá sát ma trận đề thi tham khảo.
Về nội dung kiến thức (mã đề 417 và 420), các hiện tượng ngữ pháp đã xuất hiện trong đề tham khảo đều có trong đề thi, như câu hỏi đuôi, mệnh đề quan hệ rút gọn dạng bị động, danh động từ (phần kiểm tra kiến thức ngữ pháp và từ vựng ); hoặc phần phát hiện lỗi sai bám rất sát đề tham khảo (sai dạng động từ, sai một thành phần trong câu chẻ và sai về từ vựng ).
Câu hỏi được phân bố hợp lí với các mức độ nhận thức khác nhau, trong đó nhận biết và thông hiểu chiếm khoảng 25 câu (50%). Do đó, học sinh có lưc học trung bình sẽ dễ dàng xác định được các câu hỏi ở hai mức độ này nếu được ôn luyện theo dạng đề thi như đề tham khảo.
Đề thi có các câu hỏi có độ khó rõ rệt. Ví dụ mã đề 417, các câu hỏi khó nằm ở phần kiểm tra cách sử dụng từ (câu 2,6,10), sử dụng thành ngữ (câu 16) và hai bài đọc hiểu.
Nhận xét chung, so với năm ngoái, đề năm nay có mức phân hoá cao hơn; mức độ khó giữa các mã đề tương đương nhau. Hiếu Nguyễn (ghi)
Thí sinh hồ hởi tan trường thi |
Khó ở các câu cuối
Thầy Đỗ Minh Lợi, GV Tiếng Anh, Trường THCS-THPT Hồng Hà, TPHCM, cho biết:
Tôi đã xem qua một số đề, theo thầy đề tiếng Anh so với năm ngoái có chút khó hơn, khó ở các câu cuối về độ phân hóa học sinh.
Đề như vậy sẽ đảm bảo với việc xét TN và xét tuyển vào ĐH, CĐ, tránh hiện tượng “mưa điểm 10”. Vì với đề thi này, những HS học giỏi, xuất sắc, chuyên Anh mới có thể đạt điểm cao, ghi điểm ở phần đọc hiểu, và cũng có thêm một số từ mới. Với 50 câu hỏi, khoảng 20 câu đầu các em có thể dễ để lấy điểm, nhưng về sau các câu hỏi tăng dần độ khó. Điểm 5 không phải quá khó nếu các em ôn tập kĩ, đảm bảo kiến thức, nhưng để đạt 6-7 đã là một trình độ khác rồi.
Đề có những câu hỏi đánh giá năng lực, tích hợp ở 2 bài đọc hiểu và bài đọc điền từ vào chỗ trống, phần này chiếm 4 điểm toàn bài. Kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 20%. Đảm bảo cấu trúc như đề minh họa mà Bộ GD&ĐT công bố.
Đề có một số câu liên quan đến vấn đề thực tiễn như ô nhiễm môi trường, vấn đề mạng xã hội… đây cũng là những vấn đề được quan tâm nhiều và có tính giáo dục cho các em. Nga Phan (ghi)
Đề hay, giảm yêu cầu kiểm tra kiến thức ngữ pháp, nhiều câu khó về từ vựng
Nhận định của các giáo viên Tổ tiếng Anh - Hệ thống giáo dục HOCMAI:
Nhìn chung, so với đề thi THPT quốc gia năm 2017, đề thi năm nay được đánh giá khó hơn, có tính phân loại tốt hơn mặc dù đề đã không nặng về kiểm tra kiến thức ngữ pháp.
Phổ điểm trung bình dự kiến sẽ thấp hơn năm 2017 và sẽ ở mức 5,6 điểm.
Các chủ đề của bài đọc hiểu bám sát chương trình sách giáo khoa lớp11 và lớp 12 như: chủ đề giáo dục (mã 406); chủ đề thể thao (406); chủ đề viết thư xin việc (mã đề 407); phát triển đô thị (mã đề 407) nhưng cách đưa nội dung các chủ đề được điều chỉnh, đảm bảo sự đa dạng, phong phú giữa các mã đề. Nhìn chung, các chủ đề rất thiết thực, gần gũi với các em học sinh phổ thông.
Điểm hay của đề thi là đề không nặng về kiểm tra kiến thức ngữ pháp, các câu hỏi về từ vựng là các câu được dùng để phân loại. Các câu hỏi kiểm tra từ vựng thuộc loại khó rơi vào các kiến thức về thành ngữ; ngữ động từ và các cụm từ cố định trong tiếng Anh yêu cầu học sinh phải có kiến thức sâu và vốn từ phong phú mới có thể hoàn thành bài tốt.
Những phần thí sinh dễ lấy điểm là: ngữ âm; các câu hỏi về ngữ pháp; sửa lỗi sai, dạng bài tìm câu đồng nghĩa và nối câu. Duyên Vũ (ghi)
Các câu khó mang tính phân loại cao
Theo cô Hoàng Xuân (GV Tuyensinh247.com): Đề thi THPTQG môn tiếng Anh năm nay khá xác thực với đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Đề có độ phân hóa thí sinh khá tốt, và một số chủ điểm ngữ pháp/ kiến thức đã từng được ra trong đề minh họa cũng xuất hiện trong đề thi chính thức, ví dụ: dạng câu nhấn (câu chẻ), câu hỏi đuôi, tính từ ghép, v.v.
Theo cô Xuân, phổ điểm môn tiếng Anh năm nay sẽ chủ yếu giao động từ 5 đến 7. Học sinh học khá và nắm chắc kiến thức một chút sẽ có thể dễ dàng đạt 7 điểm. Ngoài ra, sẽ không có mưa điểm 9 và 10 như năm ngoái. Điều này đảm bảo sẽ chọn được những học sinh giỏi thực sự vào các trường đại học Top trên.
Đề thi gồm 50 câu hỏi; các câu hỏi từ mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và nâng cao. Đề được phân hóa khá rõ ràng: khoảng 35 câu ở mức dễ, trung bình, trong đó có nhiều kiến thức nằm trong chương trình SGK lớp 11, 12, ví dụ như ngữ âm, trọng âm, mệnh đề quan hệ rút gọn (dạng bị động), câu hỏi đuôi, câu điều kiện loại 2, câu hỏi từ loại, động từ nguyên mẫu có to, v,v; và 15 câu ở mức khá, giỏi để xét tuyển ĐH. Đề đặc biệt phân loại ở phần kiến thức kiểm tra cụm động từ, thành ngữ, sự lựa chọn từ, tính từ ghép, câu hỏi suy luận, v.v.
Nhìn chung, với các câu hỏi dễ và trung bình, học sinh chỉ cần nắm được kiến thức trong SGK là có thể làm được, tạo điều kiện cho học sinh thoát điểm liệt và học sinh trung bình kiếm điểm. Để đạt được điểm 8 trở lên, học sinh cần phải có vốn từ vựng phong phú thì mới làm tốt được các câu hỏi liên quan đến cụm động từ, thành ngữ và sự lựa chọn từ.
Ngoài ra, học sinh cũng phải phải có kiến thức ngữ pháp nâng cao để làm tốt một số dạng bài, đặc biệt là dạng bài nối câu. Đặc biệt là bài đọc hiểu số 2. Học sinh vừa phải có vốn từ vựng, vừa phải có khả năng tư duy, đoán nghĩa của từ trong văn cảnh và khả năng tư duy tốt để trả lời các câu hỏi suy luận.
Riêng phần bài đọc đục lỗ thì cách ra đề cũng giống như đề minh họa, đặc biệt là các dạng kiến thức được điểm tra trong phần này. Chính vì vậy, dạng bài này không quá đánh đố học sinh. Chỉ có 2 câu hỏi liên quan đến cụm động từ và chọn từ là mang tính chất phân loại. Duyên Vũ (ghi)
Đề thi phân loại rõ ràng, gần gũi
Cô Nguyễn Thị May – Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ, trường THPT M.V Lômônôxốp – đánh giá: Đề thi Ngoại ngữ THPT Quốc gia năm nay phân loại rất cao, học sinh để đạt điểm 9, điểm 10 không nhiều. Điều này sẽ giúp các trường Đại học chọn được những thí sinh chất lượng vào trường.
Đề thi có cấu trúc rõ ràng, phần Ngữ pháp là phần thi cơ bản, không khó để làm tốt phần này. Đồng thời, phần sửa lỗi sai, phần viết lại câu cũng không phải là phần hóc búa.
Tuy nhiên, ở phần bài đọc, học sinh phải học lực khá giỏi mới có thể làm tốt được. Đây được coi là phần phân loại thí sinh rõ ràng nhất. Học sinh học lực trung bình chỉ có thể đạt được điểm 4,5 cho đề thi năm nay. So với mọi năm, đề thi này có phần khó hơn nhưng bám rất sát với nội dung ôn tập và chương trình nên cảm nhận ban đầu là đề khá gần gũi với những gì học sinh được học.
Đề thi có 50 câu với 60 phút, đây là một đề thi vừa đủ để học sinh có thể tận dụng được kiến thức làm bài. Chính đề thi này cũng sẽ phân loại rõ ràng thang điểm dành cho học sinh chỉ xét tốt nghiệp và học sinh sẽ xét tuyển vào các trường Đại học. Ngọc Trang (ghi)
Không khí vui vẻ sau khi kết thúc ngày thi thứ hai |
Đề thi môn Tiếng Anh bám sát với chuẩn kiến thức kỹ năng
Nhận xét Mã đề 407, cô Trần Thị Minh Trang, giáo viên môn Tiếng Anh, Trường THPT Lý Nhân (Hà Nam) cho biết: Đề thi sát với chuẩn kiến thức kỹ năng, chủ đề và kiến thức nằm trong cả 3 năm lớp 10, 11, 12. Riêng bài đọc có chủ đề về thư xin việc ( lớp 12), người nổi tiếng (lớp 10) và phát triển đô thị (lớp 12) khá gần gũi với học sinh. Nội dung cả hai bài đọc không quá khó, số lượng từ mới không quá nhiều và không có nhiều những từ mang tính chất chuyên ngành nên học sinh có thể đọc và đoán được.
Cô giáo Minh Trang cho hay đề thi tương đối sát với đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên số câu ở mức độ nhận biết và thông hiểu nhiều hơn so với đề minh họa thì đề này dễ hơn. Ở phần ngữ âm (4 câu) hoàn toàn nằm trong chương trình sgk 10, 11 và 12. Câu 10, và câu 15 lựa chọn từ và cấu trúc tương đối khó.
Các câu tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa đều có thể dựa vào ngữ cảnh để đoán được. Các câu tình huống giao tiếp với chủ đề quen thuộc thi cử và thể thao học sinh cũng dễ dàng đoán được. Phần viết câu bao gồm rút gọn mệnh đề và câu đảo ngữ cũng là những nội dung ôn tập trọng tâm của lớp 12.
Các phần khác nội dung kiến thức đều đã được nhắc đến trong đề thi minh họa của bộ. Tóm lại về mức độ nhận biết khoảng: 15 câu (30%). Mức độ thông hiểu khoảng 20 câu (40%). Mức độ vận dụng thấp khoảng10 câu (20%). Mức độ vận dụng cao khoảng 5 câu (10%). Khả năng số học sinh được mức 7-8 điểm là nhiều. Minh Châu (ghi)
Phần bài đọc rất hay
Theo cô Hà Thị Liên Hoan – giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), đề thi tiếng Anh năm nay khó và phân loại học sinh tốt hơn năm 2017. Học sinh thường sợ bài đọc, đặc biệt là những chủ đề lạ. Nhưng phần bài đọc trong đề thi rất tuyệt vời, tôi rất thích bài đọc này, ngôn ngữ bài đọc tốt, độ dài phù hợp, chủ đề và cách đặt câu hỏi quen thuộc, không đánh đố học sinh, nhưng nội dung lại rất hay.
Cụ thể, nội dung bài đầu tiên về hoạt động tình nguyện, bài đọc 2 về phong tục các bộ tộc của Châu Phi, bài đọc 3 về công nghệ. Các chủ đề này các con đã được học nên từ vựng không có nhiều từ khó.
Phần ngữ pháp đề ra nhìn chung cơ bản, dựa vào sách giáo khoa lớp 11 và 12, trên cơ sở đó có nâng cao. Những học sinh ôn luyện nghiêm túc hoàn toàn có đạt được điểm cao với đề này (khoảng 8-9 điểm). Để đạt tuyệt đối, có vài câu học sinh cần đọc thật kĩ, kể cả câu sửa lỗi sai và câu trong bài đọc, cần có kĩ năng đọc tốt.
Cấu trúc đề hoàn toàn giống đề tham khảo đã được Bộ GD&ĐT công bố nên không lạ lẫm với học sinh. Phạm vi kiến thức tập trung chủ yếu trong lớp 11 và 12. Độ khó chỉ có một số câu nâng cao, không có câu hỏi đánh đố. Hiếu Nguyễn (ghi)
Đáp ứng mục đích “2 trong 1”
Nói về môn thi Tiếng Anh, thầy Phan Ngọc Bé – Tổ trưởng bộ môn Tiếng Anh, Trường THPT DTNT số 2 Nghệ An cho biết: “Sau khi kết thúc kỳ thi, tôi cũng đã có gọi điện cho khoảng 10 học sinh thi khối D, thì các em đều nói không làm hết đề. Và câu khó nhất nằm ở phần đọc hiểu”.
Nhận xét đối với mã đề 416, thầy Phan Ngọc Bé nói: Đề có tính phân hóa học sinh rất rõ. Ở phân khúc 5 điểm dành cho mục đích xét tốt nghiệp có những câu tương đối dễ chịu, để học sinh kiếm điểm. Nhìn chung ở 20 câu đầu thì các câu hỏi ở mức nhẹ nhàng.
Nhưng tiếng Anh là môn đặc thù, và sự phân hóa đề khó rạch ròi từ câu dễ đến câu khó như các môn khác. Ví dụ trong đề 416, các câu hỏi ở cuối đề như câu 40, 41, 42 tương đối dễ. Nhưng các câu hỏi khó lại rải rác, nằm bất cứ chỗ nào trong đề. Như nhiều học sinh nhận xét, phần đọc hiểu là phần khó nhất của đề thi, nhưng các câu hỏi trong phần đó có cả dễ lẫn khó.
Đề thi bám sát chương trình sách giáo khoa, và đáp ứng mục đích 2 trong một của kỳ thi. Chia sẻ về thực tế học sinh của trường THPT DTNT số 2, thầy Bé cho rằng, với mức độ để xét tốt nghiệp, các em không khó để đạt tầm 3 – 4 điểm trở lên. Đồng thời, có những câu thực sự gây khó, nhằm phân loại và tìm học sinh giỏi tiếng Anh, dành cho các trường ĐH tuyển sinh. Ngọc Sơn (ghi)
Học sinh khó đạt điểm tuyệt đối
Cô Trần Thị Ánh Nguyệt - Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ cho biết: Phần ngữ âm của đề thi Tiếng Anh không quá khó, các câu hỏi vừa tầm với học sinh.
Ngữ pháp khá cơ bản dành cho học sinh đại trà, từ vựng khó, học sinh dễ nhầm lẫn
Về đọc hiểu: Bài điền khuyết độ khó vừa phải, học sinh làm tốt (1-2 câu khó); bài đọc 1 vừa sức với học sinh, bài đọc 2 khó, từ vựng nhiều, nhiều từ mới. Phần viết tập trung vào kiến thức cơ bản, vừa sức với học sinh.
Nhận xét chung: Đề năm nay hay, mức độ phân hóa cao, các câu hỏi dàn đều, nhiều lĩnh vực, nhiều từ mới, các câu vận dụng và vận dụng cao khó hơn năm ngoái. Học sinh khó đạt điểm tuyệt đối. Hải Bình (ghi)