Đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025:

Đề tham khảo môn Lịch sử có thách thức nhưng không đánh đố

GD&TĐ - Theo nhận định của giáo viên, đề tham khảo môn Lịch sử không đánh đố thí sinh, có những câu cho điểm dễ dàng nhưng cũng không dễ dãi.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Nam Định. Ảnh: Đình Tuệ.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Nam Định. Ảnh: Đình Tuệ.

Ngày 18/10, Bộ GD&ĐT chính thức công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Năm học 2024 – 2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018 với cấu trúc và định dạng câu hỏi mới cùng cách thức tính điểm mới.

Đề tham khảo khác 'đề minh họa'

Chia sẻ với Báo Giáo dục và Thời đại, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng – Giảng viên cao cấp, Trưởng Bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học thuộc Khoa Lịch sử (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) có những phân tích về đề tham khảo môn Lịch sử. Đề có hai phần với các định dạng câu hỏi khác nhau và cách thức tính điểm cũng khác nhau.

Phần I (câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn gồm 24 câu), thí sinh sẽ trả lời từ câu 1 - 24, mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án, nếu trả lời đúng sẽ được 0,25 điểm/câu.

Phần II (câu trắc nghiệm đúng sai, gồm 4 câu hỏi chùm, mỗi chùm có 4 ý), thí sinh sẽ trả lời từ câu 1 - 4, trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Cách tính điểm ở câu hỏi chùm trong Phần II sẽ tăng dần – nếu thí sinh trả lời đúng được nhiều ý (điểm tối đa là 1,0 điểm).

a-huong-6666.jpg
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng cũng có 24 năm kinh nghiệm dạy thỉnh giảng môn Lịch sử tại Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành và Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Đề tham khảo có hai phần, ở mỗi phần đều đánh giá thí sinh dựa trên ba cấp độ tư duy là “biết”, “hiểu” và “vận dụng” với tỉ lệ 40 – 30 – 30. Trong đó, đánh giá tư duy ở cấp độ “biết” có 16 câu/ý, đánh giá tư duy ở cấp độ “hiểu” có 12 câu/ý và đánh giá tư duy ở cấp độ “vận dụng” có 12 câu/ý.

Cùng với sự thay đổi về cấu trúc, các dạng thức câu hỏi và cách tính điểm trong thi trắc nghiệm môn Lịch sử, đề tham khảo cũng chú trọng vào đa dạng hóa cách hỏi để đánh giá được thí sinh các năng lực đọc hiểu, năng lực xử lí thông tin và năng lực giải quyết.

Đọc hiểu vấn đề và xác định đúng “từ khoá" theo yêu cầu của câu hỏi, sau đó vận dụng các thao tác tư duy để tái hiện kiến thức, kết nối cơ sở dữ liệu, loại trừ dần các phương án nhiễu và lựa chọn phương án trả lời chính xác, duy nhất.

4-7590.jpg
Từ năm 2025, đề thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều thay đổi. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Phần II của đề thi có dạng câu hỏi lựa chọn đúng/sai (câu hỏi chùm, mỗi câu gồm nhiều ý khác nhau), liên quan đến đọc hiểu thông tin, đoạn trích tư liệu... Thí sinh sẽ phải đọc hiểu cả đoạn văn bản, kết hợp với kiến thức đã học trong chủ đề/chuyên đề để đối chiếu, xác định cơ sở dữ liệu trong mỗi ý là đúng hoặc sai, rồi lựa chọn phương án chính xác.

Phân biệt các cụm từ, khái niệm, so sánh, tổng hợp, khái quát và kết nối các sự kiện, hiện tượng lịch sử giữa các bài, giai đoạn lịch sử có liên quan (ví dụ nghệ thuật quân sự, đấu tranh ngoại giao, đường lối cách mạng, đường lối chiến lược và nhiệm vụ chiến lược...).

Tư duy, suy luận, kết nối các dữ kiện lịch sử (từ bảng số liệu, các dữ kiện lịch sử cho sẵn, thí sinh phải biết suy luận, kết nối với lịch sử để đưa ra đáp án chính xác).

Vận dụng, liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn (ví như tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam; những bài học kinh nghiệm xuyên suốt được rút ra từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, bài học vận dụng vào công cuộc đổi mới...).

Tránh việc "học tủ, dạy tủ"

a7-164.jpg
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Đình Tuệ.

Đối sánh 40 câu/ý hỏi của đề tham khảo với chương trình môn Lịch sử từ lớp 10 - 12, chúng ta hình dung được khung ma trận nội dung, năng lực và cấp độ tư duy (có thể tham khảo trong quá trình dạy học và ôn luyện cho học sinh). Trong đó, giáo viên và học sinh quan tâm nhất đó là “ma trận nội dung” kiến thức trong chương trình.

Chủ đề/ Chuyên đề (cấp THPT)
Thành phần năng lực và cấp độ tư duy
Tìm hiểu LS/
Cấp độ biết
Nhận thức và
tư duy LS/
Cấp độ hiểu
Vận dụng kiến thức, kĩ năng/
Cấp độ vận dụng
CNXH từ năm 1917 đến nay.
1
1
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
1
1
Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh; Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX; ASEAN: Những chặng đường lịch sử.
4
3
3
Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh GDPT và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong LS Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay).
4
2
2
Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay; ASEAN: Những chặng đường lịch sử; Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
2
2
3
Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận - hiện đại; Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
3
2
2
Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam; Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh GPDT và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 - 1945 đến nay); Danh nhân trong lịch sử Việt Nam.
1
1
1
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh GPDT trong LS Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh GPDT và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong LS Việt Nam (từ tháng 8 - 1945 đến nay); Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
1
Tổng/tỉ lệ (%)
16 (40/%)
12 (30%)
12 (30%)

Ma trận nội dung của đề tham khảo môn Lịch sử, Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 nằm trong chương trình lớp 10, 11 và 12 (bao gồm cả chủ đề và chuyên đề liên quan), trong đó tập trung chủ yếu vào các chủ đề của chương trình lớp 12.

Nhiều câu hỏi/ý hỏi đánh giá năng lực và cấp độ tư duy có sự đan xen, tích hợp, buộc thí sinh phải xâu chuỗi nhiều vấn đề liên quan đến kiến thức giữa các chủ đề và chuyên đề, xuyên suốt từ lớp 10 - 12.

Đề tham khảo môn Lịch sử có sự thách thức đối với các thí sinh không nghiêm túc và chủ quan trong việc học tập. Những em đã có kế hoạch và phương pháp học tập khoa học, dành thời gian thoả đáng cho việc ôn luyện Lịch sử để hướng tới mục tiêu xét tuyển đại học thì việc đạt điểm khá, giỏi sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Đề thi có 16 câu hỏi đánh giá thí sinh ở mức độ nhẹ nhàng, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình, nhưng nếu thí sinh không học cẩn thận, không biết vận dụng kiến thức lịch sử đã học và cuộc sống thì sẽ không đạt được yêu cầu.

Những em có kiến thức vững chắc, biết tổng hợp, tư duy logic giữa các giai đoạn, thời kì lịch sử, biết kết nối kiến thức lịch sử với bài học và cuộc sống sẽ dễ dàng chinh phục điểm cao. Đề thi tham khảo không chỉ kế thừa những thành quả của quá trình đổi mới cách ra đề nhiều năm trước đây, mà còn định hướng cho việc đổi mới cách dạy, cách học, đúng như thông điệp của việc giáo dục lịch sử: Lịch sử là “Thầy dạy của cuộc sống”, là "bó đuốc soi đường đi tới tương lai”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ