Để hoạt động dạy online hiệu quả hơn

GD&TĐ - Hoạt động dạy học trực tuyến ban đầu từ chỗ là một giải pháp tình huống tạm thời, cho đến nay trở thành một xu thế mà nhiều địa phương đã và đang thực hiện.

Để hoạt động dạy online hiệu quả hơn
Để hoạt động dạy online hiệu quả hơn

Khai thác hiệu quả ứng dụng CNTT

Muốn dạy học online có hiệu quả, yếu tố tiên quyết phải phụ thuộc vai trò, vị trí của thầy người; chính điều này, thôi thúc buộc mỗi cán bộ nhà giáo phải nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu các phần mềm hõ trợ dạy học trực tuyến.

Trên nền tảng nắm bắt các kỹ thuật sử dụng phần mềm, từ đó làm chủ công nghệ, xử lý các khâu, các kỹ thuật… nhà giáo sẽ khai thác tối đa các nền tảng công nghệ số, từ đó hoạt động dạy học được “trơn tru” hơn.

Việc sử dụng linh hoạt các ứng dụng CNTT giúp GV nâng cao hiệu quả học trực tuyến
Việc sử dụng linh hoạt các ứng dụng CNTT giúp GV nâng cao hiệu quả học trực tuyến

Một khi chúng ta nắm vững nền tảng công nghệ số, các ứng dụng, các tiện ích của các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến miễn phí như: Microsoft Teem, Zoom, Google Meet, Google classroom, TeamLink… thiết nghĩ việc triển khai dạy  học online sẽ rất thuận lợi.

Điều này, ngoài các buổi tập huấn do nhà trường, Sở và Bộ tổ chức, điều quan trọng nhất đòi hỏi ý thức tự học, tự bồi dưỡng của nhà giáo là hết sức cần thiết. Tư tưởng ỷ lại, trông chờ sẽ là rào cản vô hình rất lớn, cản trở chất lượng dạy học online.

Tăng cường chất lượng soạn giảng, tập trung khai thác nội dung cốt lõi của bài học

Khác với dạy học truyền thống, phạm vi của 1 tiết có thể nhiều hơn, rộng hơn, co giãn được vì thế sự tương tác giữa thầy và trò cũng đa dạng hơn, thuận lợi hơn. Ngược lại, trong 1 tiết học online thường không quá 35 phút. Chưa kể các thủ tục ổn định tổ chức lớp học, điểm danh, chưa kể đến việc đường truyền internet không ổn định, tài khoản các em thường bị “văng” ra ngoài…

Tăng cường chất lượng bài giảng giúp giáo viên chủ động hơn trong việc dạy học
Tăng cường chất lượng bài giảng giúp giáo viên chủ động hơn trong việc dạy học

Chính vì vậy, thầy cô phải hết sức chú ý khâu soạn giảng, ngoài các nội dung giảm tải theo công văn 4040/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT. Thầy cô cần thiết kế theo hướng khai thác nội dung cốt lõi, cơ bản nhất của tiết học, tránh dàn trải, làm mất thời gian, qua đó giúp học sinh tìm hiểu và ghi nhớ nội dung cốt lõi của bài học một cách dễ dàng nhất.

Có thể nói, soạn giảng càng khoa học, càng, đi sâu khai thác nội dung cốt lõi của bài học là chìa khóa quan trọng để giải phóng cho cả thầy và trò, đồng thời giúp các em tự tin chiếm lĩnh tri thức dễ dàng hơn.

Chuẩn bị học liệu đầy đủ, chu đáo

Khác với dạy học trực tiếp, việc dạy học trực tuyến đòi hỏi mỗi cán bộ nhà giáo ngoài việc đầu tư thời gian để nâng cao chất lượng soạn giảng theo hướng tinh gọn, khai thác cốt lõi trọng tâm bài học. Giáo viên phải đầu tư soạn và thiết kế học liệu phù hợp để học sinh khai thác.

 Đặc biệt nhà giáo cũng cần coi trọng việc ứng dụng các phần mềm kiểm tra, đánh giá trực tuyến để tổ chức rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh. GV cũng coi đây là các đợt tập dượt để các em bước vào các kỳ thi đạt hiệu quả tốt nhất có thể.

Đánh thức tính giác ngộ, tự học của học sinh

Trong dạy học online, việc bao quát “lớp học ảo” không thật sự dễ dàng. Lăn con chuột, lướt qua phòng học ảo, người thầy cũng khó kiểm soát ý thức của học sinh. Bởi vì đa số học sinh do đường truyền yếu nên camera của các em không hoạt động được (chế độ Stop video). Vì vậy việc kiểm soát các em thật sự khó khăn, hơn bao giờ hết, người thầy phải đánh thức được tính giác ngộ, tự học của các em.

Giáo viên phải giúp các em hiểu việc tự học, tự nghiên cứu, tự giác học tập trong dạy học online là hết sức quan trọng. Đặc biệt đối với các em học sinh bậc Tiểu học, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng chút nào.

Sự vào cuộc, đồng hành của phụ huynh

Thực tế dạy học online trong gần hai năm qua, thầy giáo Nguyễn Vũ Thành, giáo viên Toán trường THPT Hà Huy Tập (Hà Tĩnh) chia sẻ: “Một trong những khó khăn, trở ngại lớn nhất trong dạy học online hiện nay là thiết bị và đường truyền của học sinh chưa thật sự được đảm bảo, mạng yếu và thiết bị học tập còn thiếu dẫn đến chất lượng dạy học chưa được như mong muốn”.

Chính điều này, đặt ra một yêu cầu lớn hơn cho cha mẹ học sinh là phải thật sự vào cuộc, sẻ chia, đồng hành cùng với thầy cô. Phụ huynh cần đầu tư cho các con các thiết bị phục vụ cho học online, nhất là  máy tính xách tay, hoặc điện thoại thông minh với đường truyền intenet đảm bảo.

Sự đồng hành giữa gia đình và nhà trường góp phần nâng cao chất lượng của việc học trực tuyến cho học sinh
Sự đồng hành giữa gia đình và nhà trường góp phần nâng cao chất lượng của việc học trực tuyến cho học sinh

“Một khi bài toán mạng Internet và phương tiện học tập của các em được bảo đảm, chắc chắn chất lượng dạy học online sẽ được cải thiện rất nhiều. Mặt khác, phụ huynh cũng cần tạo điều kiện cho các con về không gian và thời gian yên tĩnh học tập ở nhà. Tránh làm phiền đến bản thân các con và ảnh hưởng cả lớp học online”,  Thầy Hoàng Văn Báu – Phó hiệu trưởng Trường THPT Hà Huy Tập (Hà Tĩnh) chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.