Thường các thí nghiệm trực quan chủ yếu sử dụng trong các tiết có bài thực hành, chính vì vậy chưa mang tính thuyết phục vì Hóa học là bộ mộn vừa có lý thuyết và thực hành kiểm chứng
Trước thực trạng này, thầy Bùi Ngọc Anh chia sẻ những kinh nghiệm trong việc sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực.
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh các hoạt động như sau:
Học sinh hiểu và nắm vững vẫn đề cần nghiên cứu; cho học sinh nêu các giả thuyết, dự đoán trên cơ sở lí thuyết đã biết; lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết.
Chuẩn bị hoá chất dụng cụ, thiết bị để làm thí nghiệm xác nhận giải thuyết, quan sát trạng thái các chất trước khi làm thí nghiệm; xác nhận giải thuyết đúng thông qua kết quả thí nghiệm; giải thích hiện tượng, viết các phương trình hóa học và rút ra kết luận.
Sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu sẽ làm tăng tính tích cực nhận thức, hứng thú học tập và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh.
Dùng thí nghiệm để kiểm nghiệm
Qui trình thí nghiệm hóa học để kiểm chứng kiến thức: Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm và yêu cầu học sinh thực hiện, quan sát trạng thái, màu sắc.
Sau đó, dự đoán phản ứng có xảy ra không, lý do; quan sát mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng; viết phương trình hóa học.
Giáo viên hoặc học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng trong đó yêu cầu học sinh nêu hiện tượng thí nghiệm.
Cuối cùng, giáo viên chỉnh sửa kết luận, nhận xét, bổ sung kiến thức cho học sinh.
Dùng thí nghiệm để đối chứng
Để hình thành khái niệm hoá học giúp học sinh rút ra kết luận một cách đầy đủ, chính xác hơn về một qui tắc, tính chất của một chất, cần sử dụng thí nghiệm ở dạng đối chứng.
Trong quá trình sử dụng thí nghiệm đối chứng ở một mức độ tích cực, giáo viên cần tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh để các em được hoạt động như người nghiên cứu.
Dùng thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề
Quy trình của phương pháp nêu và giải quyết vấn đề thường được sử dụng là:
Đặt vấn đề, giới thiệu thí nghiệm; tổ chức cho học sinh tái hiện lại kiến thức cũ có liên quan; học sinh dự đoán thí nghiệm xảy ra, những thí nghiệm để kiểm tra những dự đoán đó.
Sử dụng thí nghiệm trong bài luyện tập
Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong giờ luyện tập, ôn tập không phải lặp lại những thí nghiệm đã biểu diễn mà có thể dùng các thí nghiệm mới, có những dấu hiệu chung của thí nghiệm đã làm, nhưng có dấu hiệu mới để củng cố, chỉnh lí, khắc sâu kiến thức, khắc phục suy luận sai lầm.
Nhận thấy khi giảng dạy một lớp không sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực hiệu quả tiếp thu của học sinh bị hạn chế, một lớp sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực hiệu quả tiếp thu của học sinh tích cực, học sinh tiếp thu bài tốt, dễ hiểu và đặc biệt kiến thức ghi nhớ tốt hơn
Một số lưu ý
Trong quá trình sử dụng các phương pháp trên, thầy Bùi Ngọc Anh cho biết, việc dạy học đem lại hiệu quả khá cao, học sinh hứng thú say mê học tập. Tuy nhiên, để phương pháp này đạt hiểu quả cao, cần đạt chuẩn về phụ tá thí nghiệm qua bằng cấp và kỹ năng làm việc; các hóa chất, dụng cụ thí nghiệm cần bổ sung kịp thời theo từng tháng, học kỳ và trong năm học
Hàng tháng phụ tá thí nghiệm báo cáo các tiết dạy, số lượng và chất lượng giảng dạy thí nghiệm của từng giáo viên bộ môn Hóa để phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tổ bộ môn trong cuộc họp tổ chuyên môn có ý kiến đánh giá
Phòng chuẩn bị thí nghiệm và phòng thí nghiệm cần đạt chuẩn, trong phòng thí nghiệm cần lắp đặt đầy đủ hạng mục công nghệ thông tin, máy chiếu… các thiết bị tủ hốt, hệ thống nước, vệ sinh…