Để công tác phổ biến, GD pháp luật cho HS đạt hiệu quả

GD&TĐ - Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, nó trực tiếp góp phần nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của mọi công dân. 

Để công tác phổ biến, GD pháp luật cho HS đạt hiệu quả

Đặc biệt, đối với nhóm đối tượng thanh thiếu niên đang học trong nhà trường là giai đoạn quan trọng nhất để chuẩn bị trở thành một người trưởng thành, thì việc trang bị vốn kiến thức pháp luật cho các em HS luôn là trách nhiệm của nhà trường và xã hội.

Luật PBGDPL đã xác định rõ việc GD pháp luật trong các cơ sở GD của hệ thống GD quốc dân là một hoạt động mang tính đặc thù. Khoản 1 Điều 23 Luật PBGDPL quy định:

“Nội dung GD pháp luật trong các cơ sở GD của hệ thống GD quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu GD, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống”.

Đối với cấp học THCS và THPT, điểm b, Khoản 2 Điều 23 Luật PBGDPL quy định: “Nội dung GD pháp luật trong chương trình GD THCS, THPT trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật”.

Để triển khai công tác PBGDPL trong nhà trường, ngành GD đã và đang thực hiện việc biên soạn tài liệu PBGDPL phù hợp với đối tượng là HS THCS và THPT, trong đó tích hợp được nhiều nội dung pháp luật cụ thể có liên quan đến nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các em.

Đây là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác PBGDPL trong nhà trường trong thời gian tới.

Đồng thời, để thực hiện tốt công tác này nhà trường cần phải thường xuyên cập nhật và so sánh, đối chiếu giáo trình đang được sử dụng với các văn bản QPPL đã được cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, để kịp thời điều chỉnh tài liệu cho phù hợp, tránh việc cung cấp kiến thức pháp luật hết hiệu lực cho HS.

Nhà trường cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, làm sinh động thêm cho bài giảng của mình bằng cách nêu vụ việc, tình huống pháp lý có tính thời sự để HS tham gia bình luận và đưa ra quan điểm riêng của mình.

Qua cách làm này có thể phát huy tính tích cực tìm hiểu pháp luật cho HS, đồng thời, làm giảm bớt tính khô khan trong khi tiếp nhận các quy định pháp luật.

Mặt khác, việc tăng cường trang bị cho các em kỹ năng tự tìm hiểu, tra cứu pháp luật là cách có thể giúp các em tự xây dựng nhận thức cũng như hoàn thiện vốn hiểu biết pháp luật của bản thân, bởi thời gian tiếp nhận thông qua sự truyền đạt của giáo viên thường chưa đủ.

Ngoài ra, chúng ta cần phát huy nhân rộng một số hình thức PBGDPL cho HS đang thực hiện có hiệu quả, như lồng ghép tuyên truyền pháp luật trong các buổi chào cờ đầu tuần; thảo luận một tình huống pháp luật cụ thể trong giờ sinh hoạt lớp; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trên mạng Internet; thông qua các cuộc thi hoặc thông qua các tiểu phẩm văn nghệ…

Để triển khai hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường trong thời gian tới, cần có sự phối hợp tích cực, đồng bộ hơn nữa trong việc xác định nội dung, hình thức hoạt động cụ thể để tiếp tục đưa công tác PBGDPL trong nhà trường ngày càng có hiệu quả hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.