ĐBQH: Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) thể chế hóa những quy định của Nghị quyết 29

GD&TĐ - Chiều nay (8/11), Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Bên lề kỳ họp, Đại biểu Triệu Thế Hùng – đoàn Lâm Đồng có những chia sẻ với báo Giáo dục & Thời đại xung quanh dự án Luật này.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

* Theo đại biểu, đâu là điểm nhấn của dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)

Tôi cho rằng, với sự quyết tâm của Bộ GD&ĐT như hiện nay, GD-ĐT tiếp tục sẽ có những tín hiệu tích cực, nhất  là trong việc thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

 
Đại biểu Triệu Thế Hùng

- Tôi cho rằng, một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) lần này là các nội dung liên quan đến người dạy và người học.

Đối với người dạy, tức là giáo viên, nhà giáo - Dự thảo luật đã có chương riêng dành cho nhà giáo. Qua đó thể hiện sự kế thừa truyền thống “tôn sự trọng đạo” của dân tộc.

Điều tôi muốn nói ở đây là vị thế của người thầy. Chúng ta cần khẳng định vị thế của thầy trong xã hội hơn là chúng ta đi tìm những định lượng về vật chất.

Còn đối với người học, tôi cho rằng, cần làm rõ quan điểm về phổ cập và phổ cập bắt buộc. Khi mà đã phổ cập thì phải tạo điều kiện đầy đủ cho các em đến trường.

Đại biểu Triệu Thế Hùng – đoàn Lâm Đồng
 Đại biểu Triệu Thế Hùng – đoàn Lâm Đồng

Tôi muốn nói tới đề xuất của dự thảo Luật là không thu học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS. Theo đánh giá của một số chuyên gia trong lĩnh vực khoa học và báo cáo đánh giá tác động của Bộ GD&ĐT, nếu thực hiện miễn học phí cho các đối tượng trên thì khoản tài chính không phải là lớn.

Bên cạnh đó, phải thấy rằng, giáo dục của chúng ta là giáo dục xã hội chủ nghĩa. Ngay trong Hiến pháp cũng đã ghi rõ, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhìn nhận ở một khía cạnh nào đó thì người lớn đi làm phải đóng thuế, vì vậy trẻ em đi học nên được miễn phí.

* Như đại biểu vừa phân tích thì dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) lần này đã thể chế hóa những quy định của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT?

- Trước hết phải khẳng định, Nghị quyết 29 ra đời đã mang tính lịch sử và rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Đã đến lúc chúng ta phải đổi mới để hội nhập, đổi mới để phát triển.

Nhìn lại thời gian vừa qua, chúng tôi thấy ngành Giáo dục đã có nhiều chuyển biến khá tích cực, mà điểm nhấn chính là dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội xem xét và thảo luận tài kỳ họp này.

Nếu Luật này ra đời thì sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để chúng ta phát triển giáo dục; đồng thời chính là thể chế hóa những quy định của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Xin cảm ơn ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ