Đẩy nhanh xây dựng kho dữ liệu số dạy, học Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

GD&TĐ - Năm nay, mong muốn có thể triển khai số hóa ít nhất 2 bậc và xây dựng cổng thông tin điện tử.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh Ngô Chuyên.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh Ngô Chuyên.

Sáng 10/6, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ có buổi làm việc với lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội về công tác phối hợp, thực hiện Nghị quyết 169/NQ-CP ngày 31/12/2021 ban hành chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và kết luận số 12KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021-2026;

Rà soát tình hình thực hiện các đề án dạy học Tiếng Việt, trong đó có “Đề án tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài”.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu. Ảnh Ngô Chuyên.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu. Ảnh Ngô Chuyên.

Báo cáo tại buổi làm việc, TS. Lê Thị Thanh Tâm – Trưởng khoa Việt Nam học và Tiếng Việt – Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn cho biết: Khoa Việt Nam học  và Tiếng Việt nhận được phân công của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội triển khai “Đề án tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài”. Hiện nay, đã hoàn thiện được những hợp phần tương ứng với số kinh phí do Đại học Quốc gia giao cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn.

Cụ thể, năm đầu tiên Ban đề án thực hiện 6 học phần cơ bản. Bậc 1,2,3,4 ngữ liệu theo khung năng lực Tiếng Việt. Hai hợp phần cơ bản cơ sở lý thuyết cho toàn bộ đề án này và phần nghiên cứu về khoa học xã hội nhân văn làm sao để tạo thành ngữ liệu.

Đến giai đoạn 2, tiếp tục nghiên cứu chọn những hợp phần nào phù hợp với số kinh phí được cấp. Giai này, tiếp tục làm bậc 5, bậc 6 và 4 hợp phần tiếp theo. Trong đó quan trọng là bộ đề thi đúng với khung năng lực Tiếng Việt chuẩn nhất của Bộ GD&ĐT và bộ sách hướng dẫn cho giáo viên và phụ huynh là kiều bào. Qua thẩm định năm thứ nhất 2 hợp phần xuất sắc, 4 hợp phần đạt loại tốt. Năm thứ hai cũng có kết quả tương tự.

4 hợp phần tiếp theo gồm dạy Tiếng Việt qua truyện cổ tích và dạy Tiếng Việt qua giao tiếp thông dụng, phần này được thiết kế như một dạng sổ tay.

“Như vậy chúng tôi tiếp tục hoàn thiện 6 học phần nữa, 6 hợp phần này cũng được đánh giá rất tốt. Trong đó có hai học phần là hướng dẫn và đề thi được đánh giá là xuất sắc”, TS cho biết.

TS. Lê Thị Thanh Tâm – Trưởng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt – Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn. Ảnh Ngô Chuyên.
TS. Lê Thị Thanh Tâm – Trưởng Khoa Việt Nam học  và Tiếng Việt – Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn. Ảnh Ngô Chuyên.

Sau hai năm triển khai đề án đã làm được 12 hợp phần trong tổng 18 hợp phần.

TS. Thanh Tâm cho biết thêm: “Trong năm nay hoàn thành tất cả các hợp phần còn lại, gồm: bộ sổ tay về ẩm thực, du lịch, thương mại và Tiếng việt giao tiếp nâng cao. 4 học phần gồm: khoa học xã hội nâng cao, khoa học tự nhiên từ cơ bản đến nâng cao. Hợp phần chỉnh ngữ âm. Xây dựng ngữ liệu dạy Tiếng Việt qua các loại hình văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Tính đến bây giờ là 6 tháng đầu năm toàn bộ hợp phần của năm nay đã được triển khai 50% gồm bộ khung, ngữ liệu thô hiện nay đang xử lý tinh và sắp tới sẽ tiến hành thẩm định tổng đánh giá của toàn bộ cả năm nay và cả ba năm”.

Năm nay mong muốn có thể triển khai xây dựng số hóa ít nhất 2 bậc là bậc 1 và bậc 2 và cổng thông tin điện tử.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, qua báo cáo thấy được sự quyết tâm, truyền cảm hứng rất cao cho người yêu Tiếng Việt trong nước và nước ngoài. Đồng thời, qua đó cũng thấy được sự chủ động của ĐH Quốc gia Hà Nội bước đầu đã có sản phẩm.

Tiếp theo, để sản phẩm này có thể ra được xã hội, Thứ trưởng gợi ý cần xây dựng cổng thông tin gợi mở trực tuyến, cổng đó có ngữ liệu, cổng đó như “cái kho”.

“Tôi cũng mong muốn, qua cổng thông tin đó sẽ có những bài giảng mà cộng đồng được tiếp cận để học. Giống như những tài liệu học tiếng Anh hiện đang triển khai. Khi người học có câu hỏi gửi lên sẽ có một bộ phận tiếp nhận và trả lời, thường xuyên có sự tương tác. Có giảng viên hỗ trợ cho người học hiểu hơn. Do vậy vấn đề xây dựng cổng thông tin này rất quan trọng” - Thứ trưởng nói.

Trước những tham vấn về việc xây dựng cổng thông tin, đại diện của ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho biết sẽ tận dụng đội ngũ, cơ sở vật chất đang có để hỗ xây dựng cổng thông tin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.