Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào Khmer

GD&TĐ -Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Vĩnh Long luôn có sự quan tâm đặc biệt đến đầu tư phát triển vùng đồng bào Khmer sinh sống.

Tết quân dân năm 2023 được tổ chức tại đồng bào Khmer.
Tết quân dân năm 2023 được tổ chức tại đồng bào Khmer.

Bằng những chủ trương, biện pháp và cách làm phù hợp Vĩnh Long đã làm thay đổi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đời sống người dân Khmer khởi sắc

Như nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài người Kinh chiếm 97,4%, có 19 dân tộc thiểu số sinh sống chiếm 2,6% dân số toàn tỉnh. Trong đó, dân tộc Khmer là 22.630 người, chiếm 2,2%.

Với mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào Khmer, nhiều năm qua các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đã được Cấp uỷ, chính quyền các cấp của tỉnh Vĩnh Long tập trung chỉ đạo triển khai.

Người dân đón tết

Người dân đón tết

Qua triển khai thực hiện các chương trình, dự án đời sống của đồng bào Khmer khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm từng năm. Năm 2018, có 1.352 hộ Khmer nghèo, đến nay chỉ còn 950 hộ. Đồng thời, có 1.167 hộ cận nghèo, hiện còn 857 hộ.
Ngoài ra, từ nguồn vốn xã hội hóa do Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ, đã xây cất 1.174 căn nhà Đại đoàn kết (mức hỗ trợ 40 triệu đồng/căn nhà), tổng số tiền gần 47 tỷ đồng.

Lễ bàn giao nhà cho người dân tộc Khmer.

Lễ bàn giao nhà cho người dân tộc Khmer.

Triển khai nhiệm vụ của Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội, năm 2021 UBND tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất trường học ở vùng đồng bào Khmer, từng bước đáp ứng tốt điều kiện học tập, nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm nâng cao toàn diện trình độ dân trí với tổng kinh phí 3,7 tỷ đồng.

Sau 03 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), học sinh Khmer ở các cấp huy động đến trường đạt tỷ lệ 98%. Bên cạnh học tiếng Việt cùng người Kinh, các em còn được học tiếng Khmer theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo do giáo viên Khmer có năng lực phụ trách giảng dạy. Số lượng giáo viên, học sinh là người Khmer không ngừng tăng." ; (3) Sửa đoạn đầu tiên trong heading 2 thành "Cũng từ các chính sách của Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi mà đời sống người dân được nâng cao, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer được gìn giữ"

Giữ gìn giá trị truyền thống

Thông qua việc phát triển kinh tế một cách bền vững, đời sống người dân được nâng cao, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer được gìn giữ

Các lễ hội, ngày hội văn hóa tiếp tục được bảo tồn và phát huy, các nghề truyền thống được khôi phục và giữ gìn trong đời sống; các hủ tục, phong tục không còn phù hợp từng bước được xóa bỏ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân được văn minh và tiến bộ hơn.

Nhân dịp tết Chôl Chnăm Thmây năm 2023, UBND tỉnh tổ chức Tết Quân - Dân tại xã Tân Mỹ (Trà Ôn)- địa phương có đông đồng bào dân Khmer sinh sống với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, triển lãm tư liệu, hình ảnh, sách báo, tạp chí để tuyên truyền giáo dục về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Các hoạt động thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo là dân tộc Khmer, trao nhà đại đoàn kết.... được tổ chức thường xuyên với kinh phí thực hiện hơn 19 tỷ đồng.

Hiện, 100% người dân Khmer thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ, cấp thẻ BHYT theo quy định; tỷ lệ người dân Khmer tham gia BHYT đạt trên 90%. Có 100% các điểm trường, trạm y tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo là đồng bào Khmer, vùng khó khăn được quan tâm thực hiện thường xuyên; 100% xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia, các trạm y tế vùng đồng bào dân tộc Khmer đều có 1 - 2 bác sĩ.

Có thể nói, đây là những minh chứng rõ nét cho thấy sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Vĩnh Long đối với vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Từ đó, người dân nói chung và đồng bào Khmer nói riêng ngày càng tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, nỗ lực xây dựng cuộc sống ấm no, phấn đấu phát triển kinh tế, chung tay cùng chính quyền làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào Khmer.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

'Đánh cắp' tuổi thơ

GD&TĐ - Trong văn bản hướng dẫn chuyên môn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025, Sở GD TPHCM đặc biệt đề nghị các trường giảm những cuộc thi cho GV và HS.