Đây là chìa khóa học hỏi tốt nhất khi du học New Zealand

Không ngại kết giao, không ngại mở lòng và học hỏi là cách nhanh nhất và tốt nhất giúp các du học sinh Việt thích nghi với nền giáo dục mở ở New Zealand. 

Khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, màu da đôi khi khiến chúng ta ngại ngần trong việc kết thân với những người bạn bản xứ mà quên rằng "mở lòng" có thể xòa nhòa mọi... "chướng ngại vật" ở môi trường du học mới.
Khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, màu da đôi khi khiến chúng ta ngại ngần trong việc kết thân với những người bạn bản xứ mà quên rằng "mở lòng" có thể xòa nhòa mọi... "chướng ngại vật" ở môi trường du học mới.

Một môi trường học tập hoàn toàn mới, con người mới, nền văn hóa mới... sẽ khiến bạn trẻ dễ rơi vào tình trạng lạc lõng, khó hòa nhập nơi xứ người nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi lên đường du học.

Theo kinh nghiệm của bạn Nguyễn Xuân Hồng Ngọc, tốt nghiệp First Class Honours Master of Analytics trường Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand năm 2019, cuộc sống du học luôn mang lại những điều mới mẻ và khác biệt, nên mở rộng lòng mình để có thể hòa nhập tốt hơn.

"Khi đến New Zealand, mình cố gắng tận dụng những sự hỗ trợ sẵn có để nhanh chóng hòa nhập với đất nước và con người ở xứ sở Kiwi này. Các hỗ trợ từ phía trường như: giảng viên, trợ giảng, người hướng dẫn và phòng ban hỗ trợ du học sinh Việt Nam…

Ngoài ra, còn có hội sinh viên Việt Nam tại trường, cộng đồng người Việt tại New Zealand nên mình không cảm thấy bơ vơ trong thời gian học tập tại nơi đất khách quê người, lại có thêm nhiều mối quan hệ trong và ngoài trường để giúp đỡ khi cần thiết”, Hồng Ngọc chia sẻ.

Để đứng đầu lớp, Dương Vũ Phương - Tốt nghiệp Bachelor năm 2016 học viện IPU New Zealand chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế (Bachelor of International Business) đã cố gắng có một thời gian biểu phù hợp tại xứ sở Kiwi. 

Phương chia sẻ: “Bài tập thường sẽ được giao 2 tuần trước ngày due date (hạn chót nộp bài). Một học kỳ học nhiều môn cùng lúc (3-4 môn) nên sẽ phải nộp 3-4 bài cùng lúc.

Vậy nên bạn cần tranh thủ làm các bài theo thứ tự ưu tiên để không bị stress vì deadline và có nhiều thời gian để chỉnh sửa và hoàn thiện bài tốt nhất có thể trước khi nộp.

Mình hoàn thành bài càng sớm trước thời hạn càng tốt vì mình sẽ có thời gian nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên hoặc các bạn trợ giúp về phần viết người New Zealand bản xứ để hỗ trợ xem qua và góp ý bài cho mình”.

Phương dành toàn thời gian đọc sách, làm nghiên cứu và tự học bài để nắm vững kiến thức nhất có thể từ các học kỳ đầu tiên, tạo tiền đề vững chắc cho chắc học kỳ sau.

Bên cạnh đó, Phương cũng dành thời gian để học nhóm cùng những người bạn tại New Zealand, hoặc trao đổi kiến thức với cộng đồng sinh viên Việt Nam ở trường để có thêm nhiều sự hỗ trợ trong việc học. 

“Trường hợp của Phương cũng áp dụng phương pháp này nên mới đạt được cả 2 điểm A cho học kỳ đầu tiên ở New Zealand của mình, và 1 trong 2 môn thì Phương đứng nhất lớp và top khoa", Dương Vũ Phương tâm sự.

Du học sinh không nên “bó mình” trong lối mòn tư duy

Thầy Marc Capstick tốt nghiệp tại Đại học Canterbury, New Zealand với chứng chỉ Sư phạm (dành cho khối trung học) và chứng chỉ về Khoa học (ngành Địa chất).

Là giáo viên với 10 năm kinh nghiệm và chuyên môn cao, thầy Marc đã và đang giảng dạy nhiều môn học tại New Zealand và Singapore như: Quản trị Kinh doanh, Thương mại, Nhân văn,… cho học sinh bậc trung học.

Ngoài ra, thầy Marc được đào tạo và có bề dày kinh nghiệm về Khung Chương trình Giảng dạy của New Zealand, Tú tài Quốc tế (IB) và IGCSE.

Đặc biệt, với phương pháp giảng dạy độc đáo của mình, thầy có thể chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 như làm việc nhóm và hợp tác thông phương pháp học Blended Learning (kết hợp các hình thức học tập tại lớp và trực tuyến).

Thầy Marc cũng sử dụng dữ liệu để phát triển các kế hoạch học tập cá nhân hóa và ứng dụng hiệu quả các chiến lược khác nhau bao gồm việc sử dụng công nghệ phục vụ cho học tập.

Thầy Marc cho hay, thầy luôn cố gắng tạo cơ hội để các em học sinh liên hệ với những kiến thức mà các em đã có và ứng dụng nội dung mới học được vào cuộc sống.

Đến New Zealand, “mở lòng” là chìa khóa học hỏi tốt nhất - 2

Thầy Marc Capstick tốt nghiệp tại Đại học Canterbury, New Zealand.

Nhấn mạnh về việc du học trong môi trường quốc tế với nhiều trải nghiệm mang lại, thầy Marc lưu ý các học sinh nên cởi mở kết giao, học hỏi từ các bạn.

“Tất cả học sinh đều có được nhiều lợi ích từ các bạn học đến từ những quốc gia khác nhau. Việc mang đến cho học sinh cơ hội tương tác và học hỏi lẫn nhau đã làm cho môi trường học tập trở nên thú vị hơn và mang tính toàn cầu.

Bất kể học ở môi trường quốc tế hay học tại New Zealand, học sinh có thể cải thiện tiếng Anh, xây dựng tình bạn tích cực và học hỏi thêm về nhiều nền văn hóa khác nhau, tạo nền tảng để trở thành công dân toàn cầu”, thầy Marc phân tích.

Thầy giáo này chia sẻ, phương pháp Tư duy Thiết kế (Design Thinking) và Sáng tạo (Innovation) luôn được chú trọng trong nền giáo dục New Zealand.

Tại New Zealand, các em học sinh được khuyến khích nhìn nhận mọi sự việc theo nhiều hướng và đưa ra nhiều ý tưởng, từ đó đưa ra được các giải pháp tối ưu cho các vấn đề.

Vì vậy, du học sinh không nên “bó mình” trong những lối mòn thông thường hay cứng nhắc máy móc mà hãy thỏa sức sáng tạo từ những kiến thức đã học.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một số hiện vật bằng vàng trong Kho báu Staffordshire. Ảnh minh họa: Nationalgeographic.com

Kho báu Staffordshire

GD&TĐ - Năm 2009, Anh phát hiện kho báu khảo cổ gây chấn động thế giới ở Staffordshire.

Nhiều bố mẹ dạy con rằng “Là con trai phải mạnh mẽ”, nhưng dường như câu nói đó vô tình khiến nhiều trẻ không dám thể hiện cảm xúc chân thực của mình. Ảnh minh họa: INT.

Con trai không được khóc?

GD&TĐ - Nhiều cha mẹ đau đầu khi thấy con tuy đã lớn, đặc biệt là con trai, nhưng vẫn thường xuyên khóc nhè.