Dạy học VNEN không khó

GD&TĐ - Theo cô giáo Đinh Hồng Nhung - Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP Lào Cai),dạy học VNEN không khó. Nếu giáo viên tâm huyết và không ngại khó, không ngại khổ, nhiệt tình, nắm chắc cách tổ chức lớp học và phương pháp dạy học mới này thì chắc chắn VNEN sẽ thành công.

Học sinh tự tin hơn khi học VNEN
Học sinh tự tin hơn khi học VNEN

Cần sự tâm huyết của giáo viên

Cô Đinh Hồng Nhung - cho biết: Từ khi áp dụng Mô hình Trường học mới vào quá trình giảng dạy, học sinh tự tin đón nhận những nội dung kiến thức mới, các em được học thông qua trải nghiệm một cách tích cực hơn, đồng thời các kỹ năng sống từng bước được nâng lên…

"Thiết nghĩ, nếu giáo viên nào cũng tâm huyết, yêu trẻ và không ngại khó, không ngại khổ, nhiệt tình nắm chắc cách tổ chức lớp học và phương pháp dạy học mới này thì chắc chắn sẽ đạt được thành công" - cô Đinh Hồng Nhung bộc bạch.

Để dạy học mô hình VNEN hiệu quả, theo cô Đinh Hồng Nhung giáo viên phải khắc phục “bệnh”… nói nhiều. Theo mô hình tổ chức lớp học truyền thống, với mỗi bài học giáo viên đặt vấn đề cần giải quyết, sau đó để học sinh khai thác những nội dung cần tìm hiểu trong vấn đề đó, cuối cùng giáo viên chốt lại những gì cần ghi nhớ.

Nhưng khi dạy theo VNEN, giáo viên chỉ là người hướng dẫn để các em tự trải nghiệm, làm việc cá nhân, chia sẻ trong cặp đôi, thảo luận trong nhóm để tự làm việc với nhau, tự chiếm lĩnh kiến thức, rút ra bài học.

Ban đầu triển khai, giáo viên nào cũng chỉ lo học sinh của mình không hiểu bài, nên dạy được vài bài lại quay về giảng dạy theo cách cũ; thậm chí có giáo viên buổi sáng dạy theo VNEN, buổi chiều dạy theo truyền thống.

Giúp các em hình thành được kiến thức mới

"Tôi cũng như hầu hết các thầy, cô giáo khác, lúc đầu cứ lo học sinh không hiểu bài nên phải nói thật nhiều! Nhưng qua thực tế 3 tháng giảng dạy học VNEN, tôi rút ra được bài học quý giá: Cứ để học sinh trải nghiệm, cứ để các em tự đúc kết, thì kiến thức thu được mới thực sự là của các em.

Chỉ khi nào các em gặp khó khăn, không hiểu thì mới cần sự hỗ trợ, can thiệp của giáo viên. Quan trọng là giáo viên phải tìm ra cách gợi mở, giúp các em hình thành được kiến thức mới" - Cô Đinh Hồng Nhung trao đổi.

Cũng theo cô Đinh Hồng Nhung, điều đặc biệt là người giáo viên phải biết rèn mọi nền nếp học tập cũng như đưa ra những nội quy, quy định phù hợp với lớp mình chủ nhiệm…

Mỗi tiết học không tạo áp lực đối với các em. Học sinh được hình thành thói quen làm việc trong môi trường tương tác, được học hỏi bạn để tự hoàn thiện, luôn có ý thức mình phải bắt đầu và kết thúc hành động như thế nào, không chờ đến sự nhắc nhở của giáo viên, tránh thụ động trong dạy và học, góp phần đẩy mạnh sự phát triển trong công tác giáo dục của trường.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ