Cứ 10 phụ nữ khuyết tật có 4 người từng bị bạo lực tình dục

GD&TĐ - Đó là số liệu thống kê trong báo cáo khảo sát mới nhất của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) về tình hình bạo lực tình dục (BLTD) đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật trên địa bàn quận Thanh Khê (Đà Nẵng) và huyện Ba Vì (Hà Nội).

Tọa đàm về bạo lực tình dục (BLTD) đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật.
Tọa đàm về bạo lực tình dục (BLTD) đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật.

Người khuyết tật bị BLTD chưa được quan tâm

Bà Nguyễn Thị Lan Anh – Giám đốc ACDC chia sẻ câu chuyện đau lòng về một cô gái khuyết tật bị xâm hại tình dục, hậu quả để lại không chỉ là vết thương lòng mà còn là cái thai không hề mong muốn và cuối cùng cô phải sinh con ở... chuồng bò.

“Trong một lần tôi phỏng vấn mẹ của cô gái đó, có câu nói mà tôi vô cùng ám ảnh là “tôi mất đi rồi, ai sẽ làm mẹ, làm bà cho mẹ con nó”. Đó là một câu chuyện vô cùng luẩn quẩn và bế tắc, bạn gái đó có hoàn cảnh vô cùng khó khăn và giờ đây phải sống trong nhà bảo trợ xã hội”.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thực trạng đau lòng nhức nhối hiện nay là có nhiều người khuyết tật bị xâm hại tình dục và chưa tìm ra được hướng giải quyết triệt để.

Khảo sát của Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng cho thấy, cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì 4 người trở thành nạn nhân của kẻ dâm ô. Và tỉ lệ này cao hơn ở những người bị khuyết tật nặng.

Đó là chưa kể các trường hợp bị hành vi bạo lực tình dục lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm cả hành vi bắt ép quan hệ tình dục mà họ không dám nói với ai.

Nguyễn Thị Lan Anh – Giám đốc ACDC chia sẻ tại tọa đàm.
Nguyễn Thị Lan Anh – Giám đốc ACDC chia sẻ tại tọa đàm. 

Điều đáng nói là những nhận thức về người khuyết tật bị bạo lực tình dục chưa được quan tâm và nhìn nhận đúng đắn. 

Khảo sát của Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng cho thấy, cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì 4 người trở thành nạn nhân của kẻ dâm ô. Và tỉ lệ này cao hơn ở những người bị khuyết tật nặng.

Xã hội mới chỉ nhận diện các hành vi bạo lực tình dục khi các hành vi mang tính cướng ép rõ ràng và liên quan đến chuyện tình dục có yếu tố giao cấu hoặc ép buộc giao cấu.

Đối với các hành vi mang tính lời nói, không trực tiếp nói đến việc ép buộc giao cấu thì người tham gia không nhận diện những hành vi này là bạo lực tình dục.

Đặc biệt, có không ít người chưa rõ nguy cơ bạo lực bạo lực tình dục hoàn toàn có thể bị gây ra bởi một người quen, người thân, người chồng

Khoảng trống về chính sách pháp lý trong chống BLTD

Mặc dù phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật là đối tượng đặc thù do chịu nguy cơ “kép” về bạo lực, BLTD nhưng đến thời điểm hiện tại thì về cơ bản thì ở Việt Nam vẫn thiếu chính sách pháp luật đặc thù dành cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật trong phòng, chống BLTD.

Theo quan điểm nghiên cứu, đây được xem là khoảng trống về chính sách pháp lý khá lớn trong phòng và chống BLTD đối với những đối tượng yếu thế.

Theo bà Nguyễn Vân Anh - Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và trẻ em vị thành niên (CSAGA), việc tồn tại những rào cản về văn hóa, định kiến xã hội và khoảng trống chính sách khiến phụ nữ và trẻ em gái tiếp tục đối diện với các nguy cơ không an toàn.

Đường phố là nơi làm việc mà người bán dâm dễ bị bạo lực nhất và phụ nữ là nhóm dễ có khả năng bị bạo lực nhất. Điều đáng nói, hầu hết nạn nhân bạo lực tình dục thường im lặng chịu đựng. Những người bị xâm hại không thể chia sẻ với ai, ngay cả người trong gia đình.

Các hình thức bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái vẫn tiếp tục gia tăng và chưa được xem xét giải quyết một cách đầy đủ. Đặc biệt, các hành vi bạo lực tình dục như quấy rối tình dục nơi công cộng, quấy rối tình dục nơi làm việc, bạo lực tình dục giữa các cặp đôi vẫn chưa được can thiệp và hỗ trợ kịp thời.

Bạo lực và sự sợ hãi bị bạo lực xảy ra ở mọi loại hình nơi làm việc và với hầu hết những người lao động tình dục.

Đường phố là nơi làm việc mà người bán dâm dễ bị bạo lực nhất và phụ nữ là nhóm dễ có khả năng bị bạo lực nhất. Điều đáng nói, hầu hết nạn nhân bạo lực tình dục thường im lặng chịu đựng. Những người bị xâm hại không thể chia sẻ với ai, ngay cả người trong gia đình.

Phụ nữ/em gái chậm phát triển thường bị coi là người ngây ngô, hoặc bị coi là có ham muốn tình dục thái quá. NKT thường bị cho là không có nhu cầu tình dục và không hấp dẫn về mặt tình dục nên NKT bị “lơ là”, nhu cầu này của họ thường bị bỏ qua và không được trang bị kiến thức và kỹ năng phòng ngừa do vậy dễ có nguy cơ bị bạo lực tình dục.

Ông Đào Văn Tú, Cục Trợ gúp pháp lý, Bộ Tư pháp cho rằng, bạo lực tình dục chưa được quy định cụ thể, chỉ được xác định là một hành vi trong bạo lực gia đình.

Ngoài ra, hiện nay còn thiếu các quy định về hành vi bạo lực tình dục, quy định chưa rõ ràng về hiếp dâm xảy ra giữa vợ/chồng; chưa xử phạt riêng hành vi bạo lực tình dục. Nếu áp dụng theo các hành vi khác thì hình phạt nhẹ, chưa tương xứng với tính chất hành vi...

Đại diện Bộ Tư pháp đề xuất, cần quy định rõ bạo lực tình dục là một trong những hành vi bạo lực trên cơ sở giới. Bạo lực tình dục cần được tiếp cận theo nghĩa rộng (bao gồm cả các hành vi quấy rối tình dục trong gia đình, nơi công cộng, nơi làm việc..