Dạy học chốn thâm sơn cùng cốc

GD&TĐ - Đến với Kon Pne một trong những xã có điều kiện khó khăn nhất tỉnh Gia Lai. Được tận mắt chứng kiến sự học của thầy, trò nơi đây, chúng tôi càng thấu hiểu sự nhọc nhằn gieo con chữ nơi chốn thâm sơn cùng cốc.

Ngôi trường Kon Pne
Ngôi trường Kon Pne

Từ trung tâm huyện Kbang vượt quãng đường dài với nhiều con đèo uốn lượn, quanh co, chúng đôi đến với ngôi Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH THCS) Kon Pne (xã Kon Pne, huyện Kbang, Gia Lai).

Trường PTDTBT TH THCS Kon Pne hiện có 298 em, trong số này có đến 147 em đang ở bán trú tại trường, 100% học sinh là người Bahnar. Sống tách biệt giữa thung lũng, bao quanh là núi cao nên học sinh ở đây rất ít cơ hội giao tiếp với cuộc sống bên ngoài. Quen với cuộc sống tự do nơi núi rừng, tuy nhiên khi đến đường, các em đã được các giáo viên đưa vào khuôn khổ, nền nếp.

5 giờ sáng các em đã thức dậy để chuẩn bị cho ngày học mới
 5 giờ sáng các em đã thức dậy để chuẩn bị cho ngày học mới

Trong quang cảnh tĩnh mịch của núi rừng, tiếng trống trường vang lên, toàn bộ các phòng học được bật đèn sáng. Lúc này là 5 giờ kém- giờ mà các học sinh nơi đây thức dậy để chuẩn bị cho 1 ngày học mới.

Ngoài trời lớp sương mù dày đặc vẫn giăng trên ngôi trường, các em học sinh nhỏ thức dậy chui ra khỏi màn, lấy bàn chải đi nhanh ra khu vực vệ sinh đánh răng, rửa mặt. Những học sinh lớn hơn thì gấp chăn màn, quét dọn phòng; nhóm khác thì đẩy xe ra nhặt rác, quét dọn quanh khuôn viên trường học. Tiếng cười nói bắt đầu vang xa, ồn ào giữa không gian yên ắng nơi vùng ốc đảo Kon Pne.

Bữa ăn đơn sơ của các em học sinh nới đây
Bữa ăn đơn sơ của các em học sinh nới đây

Mặc dù còn nhiều khó khăn, các giáo viên nơi đây vẫn cố gắng lo cho các em chu đáo trong điều kiện có thể. Sau khi tập thể dục buổi sáng, các em tụ tập về khu nhà ăn, bữa sáng đã được thầy cô chuẩn bị xong xuôi. Rất tự giác, trong bữa ăn, các em lớn chăm chút từng li từng tí cho các em nhỏ hơn. Đến giờ học, cũng không cần ai nhắc nhở các em đến lớp trong trật tự.

Sau giờ giải lao, chúng tôi mới có dịp tiếp xúc với các giáo viên nơi đây. Các thầy cô tâm sự: Phụ huynh của các em phần lớn người dân tộc thiểu số, cuộc sống còn rất khó khăn, cả tuần phó mặc con em cho giáo viên. Ngoài việc lo cho ăn ở, học hành, các giáo viên còn như người bố, người mẹ chăm chút cho cuộc sống của các em. Mỗi khi ốm đau, các giáo viên phải chăm sóc, lo thuốc men, cơm cháo.

Vào mỗi mùa tựu trường cũng là lúc giáo viên nơi đây phải căng mình vận động các em tới trường. Ngoài làm công tác tư tưởng cho phụ huynh, giáo viên còn lo động viên các em đến trường. Làm sao cho các em thấy ở trường vui hơn ở nhà thì lúc đó các em mới có niềm vui, quyết tâm ở lại trường học. Biết khó khăn, vất vả nhưng không một ai kêu ca vì đã xác định việc gieo chữ ở vùng xa thì phải chấp nhận hi sinh.

Các giáo viên rèn tiếng Việt cho các em học sinh

Các giáo viên rèn tiếng Việt cho các em học sinh 

Hơn 15 năm gắn bó với công tác giáo dục ở mảnh đất Kon Pne, thầy Nguyễn Văn Hinh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngoài gánh nặng về duy trì sĩ số học sinh luôn đè nặng lên vai các thầy cô. Khó khăn hơn là, các em học sinh ở đây hầu như Tiếng Việt chưa rành nên các thầy cô phải ân cần tập cho các em giao tiếp rồi mới đến học cái chữ. Những học sinh lớp trên cũng được huy động để hướng dẫn các em nhỏ hơn trong sinh hoạt, tối đến lại cùng giúp nhau học bài.

Theo thầy Hinh, ngoài nguồn vốn hỗ trợ giáo dục để xây dựng ngôi trường mới khang trang, đầy đủ tiện nghi phục vụ tốt nhất cho công tác dạy và học, nhà trường còn huy động sức dân, các thầy cô để đầu tư sân đá bóng nhân tạo trị giá hơn 200 triệu đồng. Bên cạnh việc tạo ra nhiều sân chơi cho các em, nhà trường luôn đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy nhằm giúp các em học sinh “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Vì vậy mà tình trạng học sinh bỏ học ở đây đã không còn.

Nhờ sự cố gắng và tâm huyết của những giáo viên nhà trường, nên năm học vừa qua, tỉ lệ duy trì sĩ số tới 98%. Nhiều em nhập học không biết một chữ tiếng Việt nay đọc thông biết thạo. Trường PTDTBT TH THCS Kon Pne đã vươn lên đạt chuẩn Quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.