Không thể thiếu tính chân thật
Bạn cần khuyến khích trẻ đức tính chân thật bằng cách nói với trẻ rằng: “Thật đáng buồn” khi ai đó bị mất một vật gì mà trẻ đang cất giữ nó, cho dù đó là một món tiền hoặc món đồ chơi. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức được cần chân thật với người khác không chỉ trong những việc lớn, mà ngay cả những việc nhỏ.
Thật đáng tự hào khi bạn chứng kiến cảnh trẻ đưa lại vật đánh rơi của người đi đường, mà nó tình cờ nhặt được. Tuy nhiên, nếu bạn biết trẻ thiếu chân thật cũng đừng vội kết tội trẻ. Thay vào đó, bạn hãy nói với trẻ tầm quan trọng của sự chân thật và nói về sự hài lòng của bạn. Sau đó, bạn hãy cho trẻ thời gian để tự nhận thức điều trẻ làm.
Noi theo người lớn
Nếu bạn mong chờ điều này ở trẻ, hãy biết nói lời “vui lòng…” và “cảm ơn” khi yêu cầu người khác làm điều gì cho bạn. Hãy để trẻ nhìn thấy gương của những trẻ ngoan khác và nói với trẻ: “Bạn ấy có thái độ rất lịch sự” để trẻ tỏ ra cảm kích trước việc làm đó.
Ngoài ra, bạn có thể hướng dẫn cho trẻ cách giao tiếp một cách lịch sự khi sử dụng điện thoại. Dạy trẻ biết chào hỏi trước khi đề cập vấn đề muốn nói qua điện thoại và nói với âm điệu vừa phải, nhã nhặn. Không để trẻ nói những từ như “không bao giờ” khi người gọi cần nhờ trẻ nhắn tin cho người trong nhà hoặc biết chào tạm biệt khi kết thúc cuộc nói chuyện…
Cư xử thân thiện với mọi người
Khi thấy trẻ có thái độ chèn ép bạn bè, bạn hãy dạy cho trẻ cách giải quyết vấn đề để tránh xảy ra xung đột. Đồng thời khuyến khích trẻ làm theo cách hãy vỗ tay lên và bắt đầu đếm từ một đến mười, để kiềm chế cơn giận có thể bộc phát.
Bạn cũng nên khuyên trẻ biết yêu thương loài vật ngay từ khi còn nhỏ, như vật nuôi trong nhà chẳng hạn và cả những con vật không phải là của trẻ. Sau đó, bạn hãy dành thời gian để ý đến việc làm của trẻ.
Một nguyên tắc căn bản khác là biết tôn trọng người khác, cần được vận dụng ngay khi trẻ bắt đầu đến trường. Ở lứa tuổi này, trẻ biết cần phải làm gì, phải nói lời “xin lỗi” khi gây ra sự cố. Trẻ có thể vui không khi bị người khác giẫm lên chân, mà người đó không biết nói lời “xin lỗi”?
Quy định quan trọng nhất bạn cần truyền đạt cho trẻ là “suy nghĩ trước khi nói hay hành động”. Nếu bạn dạy trẻ biết tôn trọng người khác, thiên nhiên, loài vật, đồ vật… sớm sẽ giúp trẻ chững chạc hơn.
Vì thế, bạn cần cứng rắn và nguyên tắc với trẻ trong thái độ ứng xử và tiếp xúc với gia đình và xã hội. Người lớn cần hiểu rằng, chỉ có cha mẹ mới là người thầy tốt nhất của trẻ.
Cần thời gian và quá trình giáo dục
“Dạ, thưa, chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn…” vẫn chưa đủ. Vì lễ phép là biết tôn trọng luật lệ của cuộc sống. Muốn như vậy, bạn cần biết dạy cho trẻ điều này từ rất sớm. Những câu lễ phép cần được lặp đi lặp lại ngay khi trẻ bắt đầu tập nói.
Đó là bằng chứng của sự quan tâm đối với những người khác, nó có khuynh hướng trở thành một phản xạ tự nhiên đối với trẻ. Tuy trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của sự lễ phép nên bạn cần nhắm vào ý muốn làm vui lòng người khác của trẻ, giúp trẻ thực hiện tốt hơn.
Hãy giải thích với trẻ, sẽ được mọi người yêu mến hơn nếu biết nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi”. Trẻ sẽ không tránh khỏi việc đôi khi thốt ra những lời lẽ khó nghe. Sự cách biệt về ngôn từ này không có gì đáng ngại. Nhưng nếu bạn lên tiếng cấm đoán hoặc rầy la, trẻ càng muốn nói nhiều hơn.
Tốt nhất, bạn hãy làm gương cho trẻ bằng cách tránh nói những điều này trước mặt trẻ. Trong những dịp tiếp xúc với khách, bạn cần nhắc nhở trẻ những câu nói như thế chỉ nên dùng với bạn bè cùng trang lứa của trẻ thôi. Điều này giúp trẻ biết cách tự kiềm chế bản thân để không nói những lời lẽ khó nghe.