Đầu tư vào điều dưỡng để giảm chi phí y tế

GD&TĐ - Lời kêu gọi của Hội đồng Điều dưỡng quốc tế gửi đến các quốc gia nhân Ngày Quốc tế Điều Dưỡng năm nay là đầu tư vào điều dưỡng, giảm chi phí y tế.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. (Ảnh: BVCC)
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. (Ảnh: BVCC)

Chia sẻ về ngày 12/5 - ngày điều dưỡng quốc tế, ThS Huỳnh Bảo Tuân - Chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM nói, đầu tư vào điều dưỡng là một sự đột phá tư duy mang nhiều lợi ích hơn cho con người trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe, nhờ phát triển của công nghệ và tư duy quản trị mới.

Mỗi người bệnh là một phương án chăm sóc cá thể, phù hợp theo từng mô thức điều trị riêng lẻ, đòi hỏi đột phá trong công tác điều dưỡng.

"Để làm được điều này, trước tiên phải số hóa, dữ liệu hóa công tác điều dưỡng, huấn luyện thực hành theo các chứng cứ được kết nối toàn cầu, giám sát, cải tiến liên tục theo những chứng cứ phát sinh phát mới", ông Tuân nói.

Mỗi người bệnh được tiếp cận một phương thức chăm sóc khác nhau, không nên dựa với bất kỳ người bệnh nào trước đó để mà tham khảo.

ThS Tuân dẫn chứng, một người bệnh phẫu thuật chi dưới trung bình tốn khoảng 5 triệu đồng cho chẩn đoán, 15 triệu đồng phẫu thuật, 30 triệu đồng cho 10 ngày hồi phục.

"Việc kéo dài thêm 5 ngày việc chăm sóc không được cá thể hóa có thể gây tốn kém tương đương với chi phí phẫu thuật. Đây chỉ là chi phí trực tiếp, còn những chi phí gián tiếp khác rất lớn mà người bệnh, bệnh viện và xã hội phải gánh", ông Tuân nói.

Mỗi người bệnh nằm viện phải nghỉ việc mất thu nhập, người nhà nuôi bệnh cũng nghỉ việc, mất thu nhập hoặc tốn chi phí dịch vụ nuôi bệnh. Người bệnh hồi phục sớm hơn một ngày, có ít nhất hai người giảm được tổn thất thu nhập cho mình.

Theo ThS Tuân, với bệnh viện, kéo dài thời gian nằm viện sẽ lấy mất cơ hội chữa trị cho người khác vì số giường bệnh hữu hạn. Bệnh viện tăng gánh nặng chi phí, mất đi nguồn thu vì không tiếp nhận được bệnh nhân mới.

Trong bất kỳ quốc gia nào, đầu tư giường bệnh luôn được sự trợ giá của chính phủ thông qua nhiều hình thức, do đó bản chất cũng là nguồn lực xã hội hỗ trợ để đầu tư.

Vì thế, ThS Tuân cho rằng, muốn thời gian nằm viện được rút ngắn, người bệnh hồi phục nhanh thì công tác điều dưỡng là then chốt.

Trong đó, năng lực chuyên môn kỹ thuật của điều dưỡng được nâng cao, hiệu quả công tác quản lý điều dưỡng được cải thiện.

Theo Niêm giám Thống kê Y tế công bố năm 2020, Điều dưỡng chiếm 39% nhân lực toàn ngành Y tế. Nếu tính nhân viên y tế trực tiếp với người bệnh thì Khối Điều dưỡng chiếm 60% và họ có mặt khắp nơi của hệ thống y tế.

Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, các nhà hoạch định chính sách y tế cần định hướng lại lĩnh vực đầu tư để tái cấu trúc hệ thống y tế, đảm bảo hiệu quả chi phí trong chăm sóc sức khỏe.

Bà Florence Nightingale (1820 – 1910) nước Anh, sáng lập ra ngành điều dưỡng hiện đại. Bà được tôn vinh với biểu tượng phụ nữ y tá cầm cây đèn dầu trên tay chăm sóc thương binh trong chiến tranh.

Hội đồng điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12/5 hàng năm là ngày sinh của Florence Nightingale làm ngày điều dưỡng quốc tế.

Hiện nay, ngành điều dưỡng của thế giới đã được xếp là một ngành nghề riêng biệt, ngang hàng với các ngành nghề khác. Có nhiều trường đào tạo điều dưỡng với nhiều trình độ điều dưỡng khác nhau: trung học, đại học, sau đại học.

Nhiều cán bộ điều dưỡng đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và nhiều công trình nghiên cứu khoa học điều dưỡng nhằm nâng cao phát triển thực hành điều dưỡng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.