Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên

GD&TĐ - Đây là chủ đề của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2016 được Tổng cục Dân số - Kế hoạch Gia đình (Bộ Y tế) thông tin tại cuộc họp báo vào chiều nay (5/7) tại Hà Nội.

Các đại biểu tham dự buổi họp báo
Các đại biểu tham dự buổi họp báo

Theo đó, tại Việt Nam, các hoạt động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới bao gồm: Cổ động diễu hành; mít tinh kỷ niệm; tư vấn, cung cấp dịch vụ lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.

Theo ông Nguyễn Cảnh Nhạc – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch Gia đình, ở nhiều quốc gia, trẻ em gái vị thành niên trên khắp thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức so với trẻ em trai cùng trang lứa. Các em khi đến tuổi dậy thì đã được gia đình và cộng đồng cho là đã sẵn sàng để kết hôn, mang thai và sinh con.

Các em có thể phải kết hôn sớm và bỏ học, bị ảnh hưởng tới sức khỏe do phải sinh nở trước khi cơ thể các em sẵn sàng cho việc đó. Các em cũng có thể không được hưởng cá quyền con người.

Do vậy tương lai của các em có thể bị hủy hoại, tiềm năng của các em có thể sẽ không bao giờ được phát huy. Các thách thức và trở ngại mà một em gái vị thành niên phải đối mặt sẽ nhân lên bội phần nếu em là người dân tộc thiểu số, sống ở nông thôn và xuất thân trong một gia đình nghèo khó.

Chính vì vậy, thông điệp mà Quỹ Dân số Liên hợp quốc muốn gửi tới các nước thành viên là: “Sự thành công của Chương trình nghị sự phát triển bền vững phụ thuộc vào việc chúng ta hỗ trợ và đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên hiệu quả đến mức nào”.

Tiến sỹ Babatunde Osotimehin – Giám đốc điều hành UNFPA - cho biết: Chương trình nghị sự phát triển mới kêu gọi chúng ta không được phép để cho bất kỳ ai bị tụt lại phía sau.

Để có thể tiếp cận được các nhóm dân số đang bị bỏ lại phía sau, các nhà lãnh đạo và cộng đồng phải tập trung và bảo vệ quyền của trẻ em gái vị thành niên thiệt thòi nhất, đặc biệt là trẻ em nghèo, thất học, bị bóc lột hoặc bị áp đặt bởi những hủ tục, trong đó có nạn tảo hôn.

Trẻ em gái chịu nhiều thiệt thòi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, nhìn từ góc độ sức khỏe sinh sản. Các em rất có thể buộc phải làm mẹ trong khi bản thân vẫn còn là trẻ em. Các em có quyền được hiểu, kiểm soát cơ thể mình và quyết định cuộc sống của chính mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.