Trong không gian trưng bày, ấn tượng nhất là chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc, với kỷ lục vận chuyển 345,5 kg/chuyến đã lập nên huyền thoại. |
Để chở được nhiều hàng hóa dân công, bộ đội thường phải buộc thêm vào ghi-đông một đoạn tre nhỏ, dài khoảng 1m, gọi là “tay ngai” để điều khiển xe. |
Xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm (xã Định Liên, huyện Yên Định) chế tạo có thể chở 280kg/chuyến. |
Ngoài chiếc xe đạp thồ, xe cutkit, tại Bảo tàng còn lưu giữ, trưng bày nhiều hình ảnh, kỷ vật của quân và dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ như bồ nan của bà Hà Thị Dón, huyện Quan Hoá. |
Bộ sưu tập quân trang, quân dụng của chiến sĩ Thanh Hóa tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại các chiến dịch, giai đoạn 1950-1954. |
Những vật dụng như bát, hộp, lược, dao, đàn của các chiến sĩ Thanh Hóa sử dụng trong thời gian tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. |
Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông Xuân (1953-1954) và mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. |
Trong những ngày này, rất nhiều người dân, học sinh đến tham quan khu trưng bày hiện vật về Chiến dịch Điện Biên Phủ. |