“Đập tan” lý lẽ dân nhậu: Uống bia mát, ít hại hơn uống rượu

Những lý lẽ dân nhậu đưa ra như: uống bia cho mát; bia loãng toẹt, chỉ uống giải khát; uống no bia không say... khiến các chuyên gia y tế cũng phải hoảng hồn. Bởi thực tế, dù uống bia thay rượu bạn vẫn đang nạp chất cồn vào cơ thể và gây hại như rượu khi tích luỹ đến ngưỡng cảnh báo.

“Đập tan” lý lẽ dân nhậu: Uống bia mát, ít hại hơn uống rượu

TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam bày tỏ, ông quan ngại về tình trạng sử dụng bia rượu của người Việt. Bởi bia rượu là nguyên nhân trực tiếp gây ra 30 loại bệnh và gián tiếp liên quan đến 200 bệnh tật, là tác nhân của nhiều vụ bạo lực gia đình, tai nạn giao thông.

“Đập tan” lý lẽ dân nhậu: Uống bia mát, ít hại hơn uống rượu - 1

Điều tra nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm năm 2015 cho thấy, 44% người uống rượu bia ở Việt Nam uống quá độ, đây là hình thức uống rượu nguy hiểm. Một người Việt trưởng thành tiêu thụ 8,3 lít cồn (tương đương 470 chai bia) trong một năm.48% thanh niên từ 14 – 17 tuổi cũng uống rượu bia.

TS Park đặc biệt nhấn mạnh đến quan điểm sai lầm của rất nhiều người khi cho rằng uống bia không hại như rượu, do nồng độ cồn trong bia nhẹ hơn rượu.

"Đây là một quan điểm sai lầm. Các tác hại của rượu bia không phụ thuộc và loại hình đồ uống mà nó phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống", TS Park nói.

Theo đó, trong một lon  330ml bia với nồng độ cồn 4% ( tương đương với 10 gram cồn.) sẽ tương đương lượng cồn khi uống 1 ly rượu vang 13,5 độ, và tương đương lượng cồn khi uống 1 chén rượu mạnh (30ml).

Như vậy, những lý lẽ dân nhậu đưa ra như: uống bia cho mát; bia loãng toẹt, chỉ uống giải khát; uống no bia không say... là hoàn toàn sai lầm.

2 lon bia một ngày đã rất nguy hại

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tháng 1/2016, Cơ quan y tế của Vương quốc Anh đã ban hành Khuyến nghị mới về sử dụng đồ uống có cồn thay thế cho khuyến nghị cũ được ban hành từ năm 1995, trong đó cảnh báo rằng uống rượu bia với bất kỳ mức độ nào cũng làm tăng nguy cơ gây các bệnh ung thư, đồng thời khuyến cáo để phòng chống tác hại do rượu bia gây ra, nam giới không nên uống quá 14 đơn vị trong 1 tuần (1 đơn vị uống của Anh tương đương với 8gram cồn nguyên chất).

Những đồ uống vốn được xem là tốt cho sức khỏe như rượu vang, bia... đều có thể gây hại nếu uống quá nhiều. Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định.

Theo đó, bằng chứng đã được chỉ ra, nguy cơ tử vong do bệnh tật và tai nạn thương tích sẽ tăng lên đáng kể nếu một người uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn trong một ngày, và nguy cơ tử vong tăng tương quan với mức độ uống.

Theo đó, 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 ly rượu vang 100ml (13,5%); 1 cốc bia hơi 330ml hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).Như vậy, uống 2 lon bia một ngày đã ở mức độ nguy hiểm, hại bằng uống 60ml rượu.

Hơn nữa, cồn là một chất hướng thần gây nghiện nếu uống thường xuyên sẽ làm cho người uống phải gia tăng liều dùng.

Vì thế, để rượu bia không gây tác động xấu (có nguy cơ thấp) không uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày trong một tuần.

Theo dantri.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...