Đào tạo giáo viên GDQP&AN, có thể tuyển sinh thời gian bất kỳ trong năm

GD&TĐ - Chiều 28/3, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo giáo viên GDQP&AN cho các trường THPT, TCCN, Trung cấp nghề, CĐ nghề và các cơ sở GDĐH đến năm 2020” theo Quyết định số 472/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện Bộ LĐTB-XH, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các các cơ sở GDĐH đào tạo giáo viên GDQP&AN trên cả nước.

Việc triển khai Đề án là điều kiện quan trọng để ngành GD&ĐT chuẩn hóa được đội ngũ giáo viên GDQP&AN đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Tuy nhiên 3 năm qua tiến độ triển khai thực hiện Đề án rất chậm so với kế hoạch đề ra.

Tính đến nay, các cơ sở GDĐH được giao đào tạo giáo viên GDQP&AN trên cả nước mới đang tiến hành đào tạo 941 học viên; Trong khi đó, mục tiêu của Đề án đặt ra là đến năm 2016 đào tạo được 9.763 mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn giảng dạy của công tác GDQP&AN.

Trong việc chậm tiến độ triển khai thực hiện Đề án 472 có nhiều nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan) như: Đề án chậm triển khai 2 năm so với kế hoạch đề ra, quá trình triển khai Đề án bộc lộ nhiều bất cập, chưa hợp lý, kinh phí đảm bảo cho Đề án chưa kịp thời, việc phối hợp giữa cơ quan quản lý với các cơ sở đào tạo và các địa phương có nhu cầu đào tạo giáo viên GDQP&AN chưa chặt chẽ...

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: Trong thời gian qua, dù gặp nhiều khó khăn vướng mắc song các cơ sở GDĐH được giao đào tạo giáo viên GDQP&AN trên cả nước đã nỗ lực rất lớn để tuyển sinh, đào tạo giáo viên theo Đề án. Nếu không có sự nỗ lực này của các trường, không có được đội ngũ giáo viên môn học này ngày hôm nay.

Thứ trưởng nêu rõ: Bộ GD&ĐT đang triển khai tham mưu, xây dựng văn bản thay thế cho QĐ 472; Từ nay cho đến khi văn bản mới được ban hành và có hiệu lực, trong thời gian sắp tới, công tác đào tạo giáo viên GDQP&AN còn gặp không ít khó khăn. 

Do vậy, các trường có thể nghiên cứu, sơ tuyển trước tuyển sinh giống các trường trong lực lượng an ninh; Sau sơ tuyển có thể thi ba chung, hoặc xét học bạ của các học viên để lấy kết quả trúng tuyển.

Các trường có thể tuyển sinh vào thời gian bất kỳ trong năm nhằm thuận lợi nhất cho công tác đào tạo; Tuy nhiên, trước đó phải có Đề án trình Bộ GD&ĐT phê duyệt.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng đề nghị các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT tăng cường phối kết hợp, hướng dẫn các trường tháo gỡ khó khăn trong triển khai Đề án 472.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.