Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét - Tưởng lạ mà quen!

GD&TĐ - Theo Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), đánh giá thường xuyên bằng nhận xét không phải là một công việc mới đối với giáo viên. 

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét - Tưởng lạ mà quen!

Hỏi: Thực hiện đánh giá theo Thông tư 30, các giáo viên có phải thực hiện thêm nhiều công việc hơn, mất nhiều thời gian hơn hay không, có gây áp lực đối với giáo viên không?

Đáp: Một trong những nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức, hướng dẫn học và đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét không phải là một công việc mới đối với GV. 

Lâu nay GV vẫn có trách nhiệm đánh giá bài kiểm tra của học sinh bằng cách cho điểm kết hợp với nhận xét, tuy nhiên trên thực tế nhiều khi GV chỉ chấm bài cho điểm, không ghi nhận xét hoặc ghi nhận xét nhưng lời nhận xét không giúp cụ thể cho học sinh phải làm như thế nào để học tốt hơn. Trong những trường hợp đó GV đã chưa hoàn thành nghĩa vụ giáo dục của mình.

Giờ đây, việc đánh giá thường xuyên HS bằng nhận xét, có thể bằng lời nói trực tiếp hoặc viết vào vở, bài làm học sinh, thông qua đó phụ huynh và học sinh cảm nhận được tinh thần trách nhiệm, tình cảm của giáo viên dành cho HS. 

Mỗi HS sẽ nhìn thấy được khả năng, sở trường của mình để phát huy; đồng thời, cũng biết được rõ hạn chế, những điểm cần cố gắng hơn trong học tập để khắc phục với sự hỗ trợ, giúp đỡ của GV. Gia đình cũng trên cơ sở đó cùng phối hợp giáo dục học sinh, giúp các em tiến bộ.

Rào cản lớn nhất của sự đổi mới này là phải thay đổi thói quen của giáo viên. Tất nhiên, bước đầu thực hiện có thể một số GV còn lúng túng, e ngại, chưa thành thạo, phải đầu tư thời gian nhiều hơn. 

Trong quá trình thực hiện, áp lực sẽ giảm dần; các thầy cô sẽ cùng chia sẻ, học hỏi lẫn nhau thông qua tập huấn, sinh hoạt chuyên môn tổ, trường, cụm trường và tự mình rút kinh nghiệm. 

Sự gắn bó trách nhiệm giữa GV và cha mẹ HS đem đến sự tiến bộ của các em cũng là niềm động viên to lớn đối với những người thầy có ý thức trách nhiệm trước công việc của mình.

Còn tiếp...

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo”, “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”, ngày 28/8/2014 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Hiện theo báo cáo của Sở GD&ĐT các tỉnh thành phố, các thầy cô giáo tại các trường tiểu học được tập huấn về nội dung Thông tư 30 và đã triển khai nghiêm túc.

Để tiếp tục giúp thầy cô giáo, cán bộ quản lý thực hiện tốt Thông tư 30, Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) phối hợp với báo Giáo dục và Thời đại mở chuyên mục “Hỏi – Đáp về đánh giá HS tiểu học theo Thông tư 30” trên báo Giáo dục và Thời đại (giaoducthoidai.vn).

“Hỏi – Đáp về đánh giá HS tiểu học theo Thông tư 30” nhằm giúp giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tiểu học chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Thông tư 30 tại các trường, vùng miền khác nhau. Đồng thời cũng giúp cho Phụ huynh và cộng đồng hiểu rõ Thông tư 30 từ đó giúp con em mình học tập tốt hơn.

Những câu hỏi liên quan đến nội dung này xin gửi về địa chỉ:gdtddientu@gmail.com. 

Xin trân trọng cảm ơn!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.