Hướng dẫn tránh máy móc trong ghi nhận xét học sinh tiểu học

GD&TĐ - Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) hướng dẫn nhanh giáo viên, các đơn vị chỉ đạo trong việc ghi nhận xét học sinh tiểu học, tránh máy móc, không phù hợp với thực tiễn.

Hướng dẫn tránh máy móc trong ghi nhận xét học sinh tiểu học

Hỏi: Đã có những đơn vị chỉ đạo: Ghi nhận xét học sinh phải có đủ (bắt buộc) 3 ý như sau: Khen; Nêu khuyết điểm (nếu có); Nêu hướng khắc phục. Như vậy có đúng không?

Đáp: Quy định như vậy là quá máy móc, không phù hợp với thực tiễn.

Ghi nhận xét về điều gì, ghi như thế nào phải rất linh hoạt, không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm quá trình học tập, sản phẩm học tập của HS mà còn phải phù với từng hoàn cảnh, từng đặc điểm tính cách, sự tiến bộ hay giữ nguyên mức độ hoàn thành nhiệm vụ… của mỗi HS. 

Có nhận xét chỉ nhằm xác nhận hoặc khen HS hoàn thành nhiệm vụ; có nhận xét chỉ ra nội dung chưa hoàn thành; có nhận xét vừa chỉ ra nội dung chưa hoàn thành và nêu hướng khắc phục; có nhận xét bao gồm tất cả các ý đó,…

Cần dành lời khen đặc biệt đối với những tiến bộ đột xuất của HS. Cần tỏ ý nghi ngại, băn khoăn, muốn được rõ nguyên nhân khi thấy kết quả phấn đấu của HS sa sút. Cần thể hiện sự cảm thông với những HS có hoàn cảnh khó khăn …

Hỏi: Vậy có nên dùng các câu nhận xét theo mẫu có sẵn hay in dấu câu nhận xét không?

Không nên. Những câu nhận xét đó không thể đáp ứng các yêu cầu như đã nêu trên. Những câu nhận xét đó làm sao thể hiện được tình cảm, trách nhiệm, sự ân cần, chu đáo, trắc ẩn của GV với học trò. 

Những câu nhận xét đó thực chất cũng không khác gì việc cho điểm mà không kèm theo lời nhận xét. 

Còn tiếp...

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo”, “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”, ngày 28/8/2014 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Hiện theo báo cáo của Sở GD&ĐT các tỉnh thành phố, các thầy cô giáo tại các trường tiểu học được tập huấn về nội dung Thông tư 30 và đã triển khai nghiêm túc.

Để tiếp tục giúp thầy cô giáo, cán bộ quản lý thực hiện tốt Thông tư 30, Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) phối hợp với báo Giáo dục và Thời đại mở chuyên mục “Hỏi – Đáp về đánh giá HS tiểu học theo Thông tư 30” trên báo Giáo dục và Thời đại (giaoducthoidai.vn).

“Hỏi – Đáp về đánh giá HS tiểu học theo Thông tư 30” nhằm giúp giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tiểu học chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Thông tư 30 tại các trường, vùng miền khác nhau. Đồng thời cũng giúp cho Phụ huynh và cộng đồng hiểu rõ Thông tư 30 từ đó giúp con em mình học tập tốt hơn.

Những câu hỏi liên quan đến nội dung này xin gửi về địa chỉ:gdtddientu@gmail.com. 

Xin trân trọng cảm ơn!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.