Dân vận góp phần đổi thay đời sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, huyện Phong Thổ xác định công tác dân vận là nội dung quan trọng, yếu tố then chốt…

Tuyên truyền đẩy lùi tệ nạn

Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới gồm 17 xã, thị trấn, trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn. Huyện có 12 xã tiếp giáp với (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) với chiều dài đường biên giới hơn 98 km; giao thông đi lại khó khăn. Toàn huyện có hơn 10 dân tộc cùng sinh sống đan xen với nhau, trình độ văn hóa của người dân còn hạn chế; tỷ lệ hộ nghèo cao.

Cán bộ Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải (huyện Phong Thổ) tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân các xã biên giới.
Cán bộ Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải (huyện Phong Thổ) tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân các xã biên giới.

Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, kinh tế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Phong Thổ xác định công tác dân vận là nội dung quan trọng, là yếu tố then chốt để triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ thị Nghị quyết, chương trình mục tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XX.

Những ngày nông nhàn, bà Lò Thị Thim – Trưởng ban Công tác Mặt trận bản Pa Nậm Cúm, xã Ma Li Pho tranh thủ thời gian để đi tuyên truyền, vận động từng nhóm hộ gia đình cùng nhau xây dựng bản biên giới văn hoá, chung sức xây dựng Nông thôn mới. Từ mô hình kinh tế của gia đình, bà còn chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi hiệu quả cho chị em phụ nữ. Hơn 10 năm qua, bà luôn làm tròn vai trò của người cán bộ bản được Nhân dân yêu quý, tín nhiệm.

Bà Lò Thị Thim chia sẻ: “Bà con trong bản chúng tôi ở giáp biên cửa khẩu, trong tuyên truyền chúng tôi quán triệt rõ ràng, không tuyên truyền đạo trái phép, vượt biên trái phép, lúc nào cũng tuyên truyền về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền cho bà con Nhân dân dạy con ngoan, con cháu hiếu thảo, học giỏi, sống có ích cho xã hội và gia đình; làm kinh tế lúc nào cũng lên hàng đầu. Cùng đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, xây dựng nông thôn mới”.

Còn theo ông Chẻo Phủ Hoà – Bí thư chi bộ, trưởng bản Sì Choang, xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ: Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bà con đưa con cháu đến trường đầy đủ; phát triển kinh tế khá hơn. Không có vượt biên trái phép, các tệ nạn xã hội được đầy lùi rất nhiều.

Phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu

Được biết, trong quá trình triển khai thực hiện huyện Phong Thổ luôn hướng cho MTTQ, các đoàn thể sâu sát, bám nắm địa bàn; chủ động triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng đến với Nhân dân các dân tộc. Phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền trong việc đối thoại, tiếp công dân; tích cực gần dân, sát cơ sở, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế của lực lượng quân đội, biên phòng, công an. Đặc biệt hơn là vai trò nòng cốt của người uy tín, già làng, trưởng dòng họ, những người “dân cử, dân tin”.

Nhờ đó, kinh tế, văn hoá, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới có nhiều chuyển biến, khởi sắc rõ nét.

Mô hình trồng mía đường để phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao của nhân dân xã Hoang Thèn (huyện Phong Thổ).
Mô hình trồng mía đường để phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao của nhân dân xã Hoang Thèn (huyện Phong Thổ).

Theo ông Nguyễn Văn Thanh – Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Phong Thổ, để công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số mang lại hiệu quả thiết thực thì một trong những vấn đề then chốt là cán bộ làm công tác dân vận phải am hiểu văn hoá, đồng bào vùng dân tộc. Từ đó có những vận dụng phù hợp. Đặc biệt, trong trình thực hiện, thường trực chỉ đạo là phải tập trung tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn. Thứ 2 nữa là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả chính sách tạo việc làm gắn với phát triển thị trường lao động. Qua đó, thu hút lao động phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của huyện.

Tính đến hết năm 2021, toàn huyện đạt thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 48%. Huyện đã hình thành được các vùng lúa, chè, chuối, dong riềng sản xuất hàng hoá tập trung; chăn nuôi mở rộng. Xây dựng các thương hiệu nông sản đặc trưng như trà cổ thụ; gạo…

Hơn thế, trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình hay, sáng tạo: 171 thôn bản duy trì hoạt động của tổ dân vận khéo, tổ an ninh tự quản, tổ hoà giải cơ sở; các bản biên giới đều xây dựng tổ tự quản bảo vệ đường biên mốc giới; 174 đội văn nghệ bản. Đây là minh chứng sống động nhất cho thấy hiệu quả công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà huyện đạt được trong nhiều năm qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các xạ thủ phòng không Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới 93.

Tham nhũng khiến binh sĩ vỡ trận?

GD&TĐ - Theo chuyên gia Vadim Kozyulin, nạn tham nhũng đang đẩy nhanh cuộc rút lui của quân đội Ukraine hơn là tình trạng thiếu vũ khí hiện nay.