Bất chấp việc phía Nga đã cảnh báo dứt khoát với các đồng minh của Ukraine rằng việc cung cấp đạn có thanh xuyên bằng Uranium nghèo cho Kyiv sẽ được coi là sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Nga, vì nguy cơ ô nhiễm môi trường trong trường hợp này là rất cao, London vẫn quyết định phớt lờ lập trường của Moskva và tiến hành dự định của mình.
Một đặc điểm chính của loại đạn này là Uranium nghèo có mật độ khối lượng cao, do đó loại đạn này sở hữu khả năng xuyên giáp rất tốt và gây ra sự hủy diệt đáng kể đối với bất kỳ mục tiêu và vật thể nào.
Tuy nhiên liên quan đến sự an toàn của loại đạn như vậy, đã có nhiều ý kiến tranh luận ở các quốc gia khác nhau.
Đặc biệt, một số chuyên gia cho rằng loại đạn nói trên không gây ra bất kỳ tổn hại nào về môi trường.
Mặc dù vậy, giới truyền thông biết rằng trong các cuộc xung đột sử dụng loại đạn nói trên ví dụ như ở Iraq, các trường hợp phơi nhiễm bụi phóng xạ thực sự giữa dân thường và quân nhân đã được ghi lại, bất chấp quan điểm chính thức về vấn đề này vấn đề chưa được nêu ra.
Việc Anh cung cấp đạn xuyên làm từ Uranium nghèo cho Ukraine là phản ứng trước thực tế Nga đã đi tiên phong dùng loại đạn này trên chiến trường. |
Vấn đề đáng nói ở đây là mới một tháng trước, Nga đã "khoe" ảnh xe tăng T-90M Proryv của mình bắt đầu sử dụng đạn xuyên 3BM-60 Svinets-2 trên chiến trường Ukraine, đây cũng là loại đạn sử dụng thanh xuyên làm từ vật liệu Uranium nghèo, bởi vậy Anh cung cấp cho Ukraine "công cụ đối xứng" và phớt lờ cảnh báo từ Moskva.
Nếu với loại đạn tiêu chuẩn thông thường, nguy cơ xe tăng T-90M Proryv và T-14 Armata bị phá hủy (dựa trên mô phỏng máy tính) được đánh giá là nhỏ, thì với việc sử dụng loại đạn đặc biệt trang bị thanh xuyên Uranium nghèo, xác suất đã tăng vọt lên mức gần 100% nếu bắn trong cự ly 2.000 m, tức là tầm bắn hiệu quả của chiến xa phương Tây.
Đây được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến giới chức quân sự Nga cảm thấy lo ngại và đưa ra thêm một "lằn ranh đỏ" mới sau khi những cảnh báo cũ đều bị vượt qua.