Đàn tranh... ngược – vẫn là “chính tả” nghề diễn!

Đàn tranh... ngược – vẫn là “chính tả” nghề diễn!

Đấy là trong những ngày nghỉ lễ, ông đã xem “Trạng Quỳnh” để rồi phải bỏ dở khi thấy hạt sạn nữ diễn viên Nhã Phương có cảnh diễn xuất cùng cây đàn tranh... ngược.

Ngớ người cũng phải thôi vì bộ phim “Trạng Quỳnh” được ra rạp từ hồi đầu năm 2019. Ấy thế mà hạt sạn to đùng đó đã đường đường “qua mặt” cả triệu lượt khán giả để rồi phim vẫn ung dung “bỏ túi” những 100 tỷ. Bởi vậy, sau cái ngớ người tất sẽ là những lời chì trích, bình luận, soi mói. 

Điều lạ là, trong khi NSƯT Thành Lộc đưa ra góc nhìn, sự cảm nhận bằng con mắt nghề nghiệp để qua đó góp ý về sự chuyên nghiệp cũng như cẩn trọng trong nghề cho đạo diễn, diễn viên trẻ, đừng để lỗi “chính tả” trong phim, nhất là với phim điện ảnh. Thế nhưng, nhiều người đã luận bàn không mang tính xây dựng mà xoáy sang chì trích về diễn xuất, thậm chí quàng sang cả đời tư của cô diễn viên kia khiến người nghệ sĩ gạo cội này cảm thấy phiền lòng!

Thực ra, lỗi “chính tả” trong diễn xuất như kiểu cầm đàn tranh... ngược mà từ diễn viên cho đến đoàn làm phim không nhận ra như ở phim “Trạng Quỳnh” là lỗi dễ gặp ở không ít phim Việt hiện nay, nhất là những phim khai thác về nhạc cụ dân tộc. Lỗi ấy thường xảy ra ở những bộ phim chưa được trau chuốt về diễn xuất, đạo cụ trong khi đạo diễn, diễn viên đã vội xây dựng, hóa thân vào nhân vật. Cũng bởi sự ẩu và tắc trách về nghề, sự lười biếng học hỏi, tìm hiểu, trau dồi kiến thức để có thể bắt chước, làm theo, tái hiện các động tác, cử chỉ của nhân vật một cách đúng nhất, chính xác nhất, người nghệ sĩ đã để cho bộ phim của mình có những hạt sạn khó lòng tin và cũng khó lòng chấp nhận được.

Trong khi đó, điện ảnh là bộ môn nghệ thuật tổng hợp rất tốn về công sức, tiền bạc và có tính quảng bá rộng rãi. Thật phí công, phí sức nếu người nghệ sĩ vì mải chạy theo các hợp đồng diễn xuất kiếm tiền để rồi cứ tiếp tục tắc trách với những đứa con tinh thần của mình như thế? Cũng thật đáng lo ngại và nguy hiểm nếu phim (cả điện ảnh và truyền hình) thường xuyên mắc phải những lỗi “chính tả” kiểu đó, trong khi phần đông công chúng trẻ hiện nay lại không có khả năng phát hiện lỗi.

Chính vì thế, cần coi đây là lời nhắc nhở nghiêm khắc của thế hệ đi trước với thế hệ sau để từ đó người nghệ sĩ tiếp thu, lưu tâm và chỉn chu hơn trong nghề. Đặc biệt, đây cũng là lời cảnh báo về khả năng, trình độ thưởng thức nghệ thuật còn bị hổng về vốn văn hóa cổ truyền dân tộc của khán giả. Lẽ nào, khán giả hôm nay cứ chấp nhận mất tiền, mất thời gian để xem những bộ phim luôn mắc lỗi “chính tả” mà chẳng hay biết như thế sao?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.