Dân nghèo khắc khoải chờ nước sạch

GD&TĐ - Mới chỉ có được một phần nhỏ so với hàng chục ngàn người dân tại nhiều xã ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) được dùng nước sạch và ở đó người dân rất vui mừng bởi từ nay họ không còn thấp thỏm lo âu câu chuyện dùng nước nhiểm phèn, hôi mùi xăng dầu nữa...

 Người dân rất vui mừng khi có nguồn nước sạch.
Người dân rất vui mừng khi có nguồn nước sạch.

Niềm vui từ dòng nước sạch.

Thôn Lộc Long (xã Xuân Ninh) bao đời nay người dân phải sống trong cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt bởi nguồn nước chủ yếu lấy từ các giếng khơi, giếng khoan nhưng vẫn bị nhiễm phèn, cá biệt có một số nơi bị nhiễm xăng dầu... 

Để có nước sinh hoạt, người dân phải tự dùng các bể lắng lọc thủ công để lấy nguồn "nước sạch" sinh hoạt hàng hoặc họ xây bể tích trữ nước mưa dùng cho ăn uống cả năm.

Trước đây, khu vực này không chỉ do nước nhiễm phèn mà có một số nơi khi đào hoặc khoan giếng thì vấp phải túi khí metan người dân châm lửa đốt có thể bốc cháy. Hay ở thôn Thu Thừ (xã An Ninh) thì nguồn nước đào từ giếng không chỉ bị nhiễm phèn mà còn lẫn cả mùi xăng dầu trong nước.

Nguyên do được người dân cho biết trước đây khu vực này là kho xăng lớn của quân đội bị trúng bom nên lượng xăng dầu đổ ra thẩm thấu vào đất nhiều vô kể. 

Hồi đó, xăng dầu chảy tràn lan và nhiều người dân còn mang thùng đi múc từng thùng dầu về để thắp đèn nữa... Sau bao nhiêu năm, số xăng dầu đó lẫn vào đất nên khi họ đào giếng được khoảng đôi ba mét là ngửi thấy mùi xăng dầu nồng nặc.

Anh Nguyễn Văn Cảnh ở thôn Lộc Long là chủ nhân của giếng khoan có khí metan đốt cháy mãi của mấy năm trước tâm sự: Trước đây, không chỉ gia đình anh mà nhiều gia đình khác trong làng chỉ hy vọng nguồn nước từ giếng khoan bơm lên để sinh hoạt. 

Chính gia đình anh đã dồn sức để khoan giếng lấy nước ai dè chỉ lấy khí đốt mãi không cháy hết... Chừ có nguồn nước sạch rồi không chỉ gai đình tui mà cả làng rất chi là mừng...

Trăn trở chuyện nước sạch

Mới chỉ có khoảng gần 8.500 người/ 38.000 người dân ở các xã như Tân Ninh, An Ninh, Xuân Ninh... được hưởng nguồn nước sạch từ công trình nước sạch của nhà máy xử lý nước Rào Đá. Một thực tế cho thấy là nhu cầu sử dụng cực lớn còn hiện tại thì nhà máy xử lý nước Rào Đá vẫn chưa hoạt động hết công suất.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc huyện Quảng Ninh chưa thể triển khai việc cấp nước sinh hoạt cho từng hộ dân là vì kinh phí ngân sách của huyện hạn hẹp, hiện huyện đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng cho việc xây dựng nhà máy nước, đường ống dẫn nước về đến trung tâm các xã nhưng có nhiều nơi vẫn chưa thể triển khai được đến từng hộ dân.

Đơn cử như gia đình bà Trần Thị Lãnh ở thôn Thu Thừ thì đây là gia đình khó khăn cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên việc bỏ một khoản tiền trên 2 triệu đồng để góp vào xóm, thôn làm đường ống về sát nhà quả là một số tiền lớn. 

Người dân khoan giếng nước thu được khí đốt
 Người dân khoan giếng nước thu được khí đốt

Nguyện vọng của bà Lãnh là Nhà nước cần đầu tư xây dựng đường ống dẫn về gần nhà dân hơn để tạo điều kiện cho người dân có thể dùng được nước.

Nghịch lý câu chuyện này là vậy, người dân thì nghèo khó, Nhà nước lại thiếu kinh phí nên nguồn nước sạch chưa về đến được từng hộ dân. 

Một đường ống dẫn nước về sinh hoạt đã dẫn nước về xã, thôn nhưng phải bịt lại vừa gây lãng phí và tốn kém mà không mang lại hiệu quả nào trong việc cấp nước sinh hoạt về cho từng hộ gia đình.

Hiện tại, có hàng chục ngàn người dân ở huyện Quảng Ninh có nhu cầu cấp thiết về sử dụng nước sạch nhưng họ vẫn phải đành ngậm ngùi chờ đợi. 

Nhà máy nước Rào Đá cũng không thể khai thác hết công suất thiết kế vậy giải pháp nào để người dân được hưởng nguồn nước sạch đảm bảo an toàn cho sức khỏe của họ là bài toán của cơ quan chức năng và hơn nữa cũng cần sự hỗ trợ kinh phí từ tỉnh, trung ương...

Dân nghèo khắc khoải chờ nước sạch ảnh 2 Ông Nguyễn Trường Tiến - Chủ tịch UBND xã Xuân Ninh
Ông Nguyễn Trường Tiến - cho biết: Dẫu người dân lao động còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nhưng họ vẫn sẵn sàng vay mượn để đóng góp xây dựng đường ống dẫn nước sạch nhưng kinh phí quá lớn nên họ đành bất lực và chờ vào việc đầu tư của nhà nước. Mong sao cấp trên quan tâm và đầu tư để giảm tối đa sự đóng góp của nhân dân và họ sớm có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo để dùng hàng ngày.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ