Cả vùng ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển Kinh tế - Xã hội

Ban chủ tọa diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long 2019 với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà
Ban chủ tọa diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long 2019 với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

Chủ trì diễn đàn là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cũng sẽ tham dự diễn đàn trong phiên buổi chiều nay cùng với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. 

ĐBSCL được đánh giá là một trong những đồng bằng màu mỡ trên thế giới với các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng; thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nông nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, ĐBSCL có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Đặc biệt là biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, trong đó việc phát triển các đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội vùng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng...

Nhận thức rõ các thách thức của biến đổi khí hậu đến vùng ĐBSCL, ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây thực sự là quyết sách lớn, mang tầm thời đại của Đảng và Nhà nước trong phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Cả vùng ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội sau Nghị quyết số 120/NQ-CP, thể hiện ở tăng trưởng GDP 7,8%, mức tăng trưởng rất ấn tượng, cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng lần đầu tiên đạt 15,7 tỉ USD, diện mạo nông thôn vùng ĐBSCL có nhiều đổi mới.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ chế, chính sách được hoàn thiện, bổ sung tập trung thúc đẩy phát triển nông nghiệp, hạ tầng giao thông, phát triển đô thị ổn định dân cư; lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu; công tác điều tra cơ bản, quan trắc được tăng cường; số liệu, dữ liệu liên ngành được thiết lập, cập nhật và hệ thống hóa; Nghiên cứu khoa học và công nghệ được đẩy mạnh cung cấp luận cứ, sáng kiến, giải pháp, công nghệ phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà, hội nghị nghị lần này nhằm xác định các vấn đề đang tồn tại, hạn chế; xác định nhiệm vụ ưu tiên, trọng tâm, trong điểm có quy mô vùng, có tính lan tỏa và bảo đảm tính bền vững cũng như giải pháp có tính hệ thống và nguồn lực thực hiện trong thời gian tiếp theo mang tính khả thi và hiệu quả cao.

Quang cảnh một phiên họp tại Diễn đàn ĐBSCL 2019 sáng nay
 Quang cảnh một phiên họp tại Diễn đàn ĐBSCL 2019 sáng nay

Trong buổi sáng hôm nay, Hội nghị chia làm 4 phiên, với 4 nhóm chuyên đề chính gồm:1. “Quản lý tài nguyên nước, lũ lụt, xâm nhập mặn, ứng phó với sụt lún, sạt lở ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số địa phương, các đối tác phát triển.

2. “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, một số địa phương và các đối tác phát triển.

3. “Giải pháp phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, nhà ở phục vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, một số địa phương, các đối tác phát triển.

4. “Công tác quy hoạch, cơ chế điều phối vùng và thu hút vốn đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, các Bộ khác, một số địa phương, các đối tác phát triển.

Qua 4 phiên họp với 4 chuyên đề riêng, các đại biểu, chuyên gia sẽ cùng nhau chia sẻ các giải pháp nhằm thúc đẩy khu vực ĐBSCL thoát những khó khăn để phát triển hơn nữa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì phiên họp chiều nay(18/6). 

Được biết,  phiên họp buổi chiều của diễn đàn sẽ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì với các báo cáo quan trọng như sau: Báo cáo đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP và các giải pháp cần thực hiện thời gian tới (Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Báo cáo kết quả đạt được trong công tác quy hoạch, điều phối liên kết vùng; tình hình bố trí vốn và thu hút vốn đầu tư cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và nhiệm vụ trong thời gian tới (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Báo cáo giải pháp về tổ chức điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long (Bộ trưởng Bộ Nội vụ). Báo cáo đánh giá kết quả đạt được trong công tác tái cơ cấu ngành, sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long và nhiệm vụ trong thời gian tới (Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Báo cáo đánh giá kết quả được về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và giải pháp phát triển hệ thống giao thông kết nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long, nhiệm vụ trong thời gian tới (Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Báo cáo đánh giá kết quả đạt được về quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng xây dựng, nhà ở phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long và nhiệm vụ trong thời gian tới (Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

Báo cáo về vai trò, giải pháp kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (Chủ tịch UBND TPHCM).

Báo cáo đánh giá kết quả đạt được trong công tác quản lý tài nguyên nước, lũ lụt, xâm nhập mặn và các hoạt động ứng phó với sụt lún, sạt lở ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhiệm vụ trong thời gian tới (Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.