ĐBSCL hiện có 564 điểm sạt lở, xâm nhập mặn lên tới 90 km

GD&TĐ - Sáng nay (18/6), tại TP. HCM, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn Quản lý tài nguyên nước, lũ lụt, xâm nhập mặn, ứng phó với sụt lún, sạt lở ở vùng ĐBSCL.

Toàn cảnh đại biểu tham gia diễn đàn (Internet)
Toàn cảnh đại biểu tham gia diễn đàn (Internet)

Mục đích đánh giá việc khai thác và tổng hợp tài nguyên nước ở ĐBCL, từ đó đưa ra cơ chế quản lý, khai thác trên 3 tiểu vùng mặn, ngọt, lợ, phát triển dựa trên tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi.

Theo báo cáo, hiện khu vực ĐBSCL564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834 km. Trong đó, sạt lở bờ sông 512 điểm với khoảng 566km. Sạt lở bờ biển 52 điểm với tổng chiều dài 268km.

Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chỉ ra rằng, ĐBSCL đang đối diện với những thách thức về tình hình lũ lụt, xâm nhập mặn và sạt lở.

Dân ở Cà Mau bị mất nhà do sạt lở (Internet)
Dân ở Cà Mau bị mất nhà do sạt lở (Internet)

Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến nay, có 4 năm xảy ra lũ lớn, 6 năm lũ vừa và 7 năm lũ nhỏ. Lũ có xu hướng đến muộn hơn so với trước. Trước năm 2010, đỉnh lũ chính vụ hầu hết xuất hiện vào cuối tháng 9, đầu tháng 10.

Từ năm 2010 trở lại đây, các trận lũ hầu hết xuất hiện vào giữa tháng 10 (chậm hơn so với giai đoạn trước khoảng 10 ngày). Từ năm 2010 đến nay, số trận lũ lớn giảm so với trước kia, chủ yếu xuất hiện các lũ vừa và lũ nhỏ (chiếm đến khoảng 90%), lũ đầu vụ (tháng 8) cũng suy giảm nghiêm trọng. 

ĐBSCL cũng chịu tác động mạnh bởi xâm nhập mặn. Những năm gần đây, do BĐKH và nguồn nước thượng lưu sông Mê Công về ĐBSCL đã thay đổi quy luật tự nhiên.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ ra nguyên nhân là do việc xây dựng, vận hành các hồ chứa thủy điện thượng lưu, dẫn đến xâm nhập mặn có những thay đổi lớn, gây khó khăn trong việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Xâm nhập mặn khiến nông dân ở ĐBSCL mất mùa (Internet)
Xâm nhập mặn khiến nông dân ở ĐBSCL mất mùa (Internet) 

Chính vì thế, thời gian xâm nhập mặn có xu hướng xuất hiện sớm hơn trước đây từ 30 – 45 ngày. Trong khi đó, giai đoạn trước năm 2012, mặn thường xâm nhập đáng kể từ tháng 2 – 4. Còn đỉnh mặn xuất hiện vào cuối tháng 3 hoặc tháng 4 (là tháng có dòng chảy kiệt nhất).

Phạm vi xâm nhập mặn tăng, trước đây vào năm bị xâm nhập cao ở các cửa sông Cửu Long chỉ xâm nhập sâu khoảng 60 km, còn điển hình năm 2016, xâm nhập mặn cao nhất lên tới 90 km.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

HLV Ancelotti lĩnh án tù

HLV Ancelotti lĩnh án tù

GD&TĐ - Chiến lược gia Carlo Ancelotti bị toà án Tây Ban Nha kết án 12 tháng tù treo vì hành vi trốn thuế thời còn dẫn dắt Real Madrid mùa giải 2013-2014.

Tác giả bài viết vẫn tin rằng, câu thơ “Cái đuôi em quẫy…” trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận phải là “Cá đuôi én quẫy…” thì mới là hay!. Ảnh minh họa: ITN.

Tản mạn chuyện… thẩm thơ

GD&TĐ - Tôi vốn thích đọc những bài bình thơ, những bài “dọn vườn” thơ, mục đích chỉ là để học hỏi và suy ngẫm.