Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục: Những gương mặt xuất sắc tụ hội

Sáng nay (23/9), những gương mặt điển hình, xuất sắc của ngành Giáo dục cùng tụ hội tại Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VII năm 2020 diễn ra tại Hà Nội.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, cùng các đại biểu dự Đại hội. Ảnh: Thế Đại
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, cùng các đại biểu dự Đại hội. Ảnh: Thế Đại

Đại biểu chính thức tham dự Đại hội gồm khoảng 400 người; trong đó có các tập thể và cá nhân đang được đề nghị danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; các chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2016 – 2020; các nhà giáo nhân dân được phong tặng năm 2017; đại diện tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; học sinh đoạt huy chương Vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế các môn văn hóa năm 2020; sinh viên nghiên cứu khoa học đoạt giải nhất năm 2019.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và các đại biểu dự lễ chào cờ
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và các đại biểu dự lễ chào cờ
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng các thứ trưởng Bộ GD&ĐT dự lễ chào cờ
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng các thứ trưởng Bộ GD&ĐT dự lễ chào cờ

Khoảng 260 đại biểu khách mời tham dự Đại hội, gồm: đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Vụ Tổ chức công vụ, Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo Bộ GD&ĐT; nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT qua các thời kỳ; nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam từ năm 2016 đến nay; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan Bộ GD&ĐT và một số đơn vị trực thuộc Bộ; đại diện lãnh đạo 63 sở GD&ĐT…

Sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới, nền giáo dục nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững trong tình hình mới, ngành Giáo dục đã và đang  triển khai mạnh mẽ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

Để triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngành Giáo dục tiếp tục tuyên truyền, quán triệt Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “Cùng nhau đẩy mạnh thi đua yêu nước thì khó khăn gì cũng khắc phục được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành tốt” và đã phát động phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” cùng với việc triển khai phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng năm 2013 và các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Ngành Giáo dục tiếp tục nhận được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả của các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố; sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân; đặc biệt là tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của ngành.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chúc mừng các đại biểu dự Đại hội
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chúc mừng các đại biểu dự Đại hội

Trên cơ sở kết quả chỉ đạo, điều hành của Bộ GD&ĐT và thực hiện nhiệm vụ của các địa phương, cơ sở giáo dục, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2016 – 2020 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Theo đó, cấp ủy, người đứng đầu các cơ sở GD&ĐT đã đề cao ý thức trách nhiệm, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức phong trào thi đua, phù hợp với cơ quan, đơn vị; khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong giảng dạy, giáo dục, quản lý và nghiên cứu khoa học; phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp.

Nội dung các phong trào thi đua đã bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm của cả giai đoạn, từng năm học và được cụ thể hóa cho phù hợp với chuyên môn mỗi cấp học, bậc học và ngành học; đồng thời gắn với các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động của ngành.

Văn nghệ chào mừng Đại hội
Văn nghệ chào mừng Đại hội

Kết quả các phong trào thi đua đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển GD-ĐT: Hệ thống giáo dục quốc dân từng bước được củng cố và sắp xếp lại, bước đầu xây dựng xã hội học tập và tạo điều kiện cho mọi người học tập suốt đời. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn để phát triển và hội nhập quốc tế.

Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua được chú trọng; công tác phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt được quan tâm. Nhiều mô hình tiên tiến, những tấm gương điển hình đã được bồi dưỡng, xây dựng và phát huy tác dụng tích cực đối với toàn ngành. Công tác tuyên dương, khen thưởng, giới thiệu, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt cũng đã được các đơn vị tuyên truyền qua các hệ thống thông tin của ngành và các phương tiện thông tin đại chúng.

Công tác khen thưởng được thực hiện bảo đảm đúng quy định, quy trình và kịp thời, khách quan, dân chủ, công bằng; không để xảy ra các trường hợp khiếu nại, tố cáo. Khen thưởng đúng đối tượng, đúng thành tích đã kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu đã được biểu dương, tôn vinh, khen thưởng, tạo sức lan tỏa, thúc đẩy phong trào thi đua ngày càng phát triển.

Một sốkết quả công tác khen thưởng giai đoạn 2016 – 2020:

Khen thưởng thường xuyên theo năm học: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã tặng bằng khen cho 2.839 lượt tập thể, 6.331 lượt cá nhân khối các sở GD&ĐT; 1.200 lượt tập thể, 3.567 lượt cá nhân khối các trường thuộc, trực thuộc Bộ; xét tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ cho 718 lượt cá nhân; tặng Cờ thi đua đua của Bộ cho 1.317 lượt tập thể.

Khen thưởng chuyên đề, khen thưởng cống hiến: Bộ GD&ĐT đã tặng bằng khen cho 1.736 tập thể, 13.263 cá nhân (trong đó khen thưởng cho HSSV giỏi quốc gia, quốc tế là 5.252 em); tặng bằng khen cho 285 cá nhân có thành tích đóng góp xây dựng đơn vị, góp phần vào sự nghiệp phát triển GD-ĐT nước nhà.

Khen thưởng đột xuất: Bộ GD&ĐT đã tặng bằng khen đột xuất cho 1 tập thể và 51 cá nhân; đã trình Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 8 tập thể và 7 cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú: Lần xét tặng thứ 14 năm 2017, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu cho 64 nhà giáo nhân dân và 748 danh hiệu nhà giáo ưu tú. Lần xét tặng thứ 15 năm 2020, đã có 997 hồ sơ trình Hội đồng cấp nhà nước xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú.

Đề nghị xét khen thưởng bậc cao: Từ sau Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục năm 2015 đến ngày 22/7/2020, tổng hợp báo cáo của 45 sở GD&DT và 70 cơ sở giáo dục ĐH, toàn ngành đã có 3 tập thể, 7 cá nhân được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, 61 nhà giáo được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc. Được Chủ tịch nước tặng thưởng 18 Huân chương Độc lập cho các tập thể, 3 Huân chương Độc lập cho các cá nhân.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” cho 88 cá nhân là người nước ngoài đã có công lao đóng góp cho sự nghiệp GD-ĐT Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.