Đại học Mỹ sợ du học sinh 'bỏ rơi'

GD&TĐ - Các trường đại học Mỹ gặp tình trạng sinh viên quốc tế xin thị thực du học gia tăng nhưng không đến trường.

Nhiều sinh viên nước ngoài đăng ký vào các trường Mỹ nhưng không học.
Nhiều sinh viên nước ngoài đăng ký vào các trường Mỹ nhưng không học.

Nguyên nhân được cho là do kinh tế không ổn định, bị lừa tuyển sinh hoặc lừa đảo dưới dạng sinh viên.

Đơn cử, Đại học Portland State đột ngột nhận được sự quan tâm từ sinh viên Ấn Độ, Bangladesh và đã chấp nhận 46 sinh viên hai nước trong năm 2023. Nhưng chỉ có 3 người theo học.

Tại Hội nghị giáo dục đại học thường niên năm 2024 của Mỹ, các chuyên gia cảnh báo nhiều sinh viên được đại học Mỹ chấp thuận. Họ đã trả tiền cọc và nhận thị thực du học nhưng họ “không bao giờ xuất hiện”.

Tình trạng trên có thể do sinh viên nước ngoài nộp đơn vào nhiều trường đại học rồi sau đó mới quyết định theo học trường nào. Nguy hiểm hơn, nhiều tổ chức có thể đóng giả làm sinh viên để xin thị thực du học nhưng nhập cảnh Mỹ làm lao động.

Ông Travis Ulrich, Phó Chủ tịch cấp cao của tổ chức giáo dục Terra Dotta, cho biết bất kể nguyên nhân nào, tình trạng trên đặc biệt đáng lo ngại đối với Mỹ. Các cơ sở giáo dục đại học Mỹ trông chờ vào số lượng sinh viên quốc tế đăng ký để bù đắp số lượng sinh viên trong nước đang sụt giảm, đặc biệt sau đại dịch.

Các chuyên gia kiến nghị các cơ sở giáo dục đại học có thể thắt chặt quy định tuyển sinh, tiền gửi hoặc theo dõi các dấu hiệu lừa đảo của các cơ quan du học trung gian.

Tình trạng trên đã diễn ra tại Canada. Trong vài năm gần đây, chính phủ nước này đã áp đặt các giới hạn nghiêm ngặt về tiếp nhận sinh viên nước ngoài.

Theo THE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.