Người Mỹ hoài nghi về giáo dục đại học

GD&TĐ - Theo báo cáo của tổ chức Gallup và Lumina Foudation, chỉ 36% người trưởng thành tại Mỹ có niềm tin mạnh mẽ vào giáo dục đại học.

Nhiều người Mỹ hoài nghi về mục đích của đại học. Ảnh: Getty Images
Nhiều người Mỹ hoài nghi về mục đích của đại học. Ảnh: Getty Images

Con số này giảm từ mức 57% vào năm 2015.

Gần 1/3 số người được hỏi nhận xét rằng học đại học “quá tốn kém”. Trong khi 24% người cảm thấy sinh viên không được giáo dục đúng cách hoặc không được dạy những điều họ cần để thành công.

Kết quả này cho thấy, người Mỹ ngày càng hoài nghi về giá trị và chi phí học đại học. Hều hết số người được hỏi cảm thấy hệ thống giáo dục đại học của Mỹ đang đi “sai hướng”.

Ông Randy Hill, 59 tuổi, cho biết: “Học đại học rất tốn kém và tôi không nghĩ các trường đại học đang dạy mọi người những gì họ cần để có một công việc. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn sẽ ngập đầu trong nợ nần, bạn không thể tìm việc làm, rồi bạn không thể trả hết nợ. Vậy học đại học để làm gì?”.

Các chuyên gia cảnh báo việc người Mỹ thiếu niềm tin vào giáo dục đại học sẽ làm giảm số lượng người học đại học. Đất nước sẽ thiếu cử nhân, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực từ chăm sóc sức khỏe đến công nghệ thông tin.

Theo Trung tâm Giáo dục và Lực lượng lao động, Đại học Georgetown, những người bỏ học đại học thường có thu nhập trọn đời ít hơn 75% so với những người có bằng cử nhân. Vào thời kỳ suy thoái kinh tế, những người không có bằng cấp nhiều khả năng mất việc làm hơn.

Theo AP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.