Đại học Ai-len: Cuộc chiến giành vị thế cho nữ giới

GD&TĐ - Những vấn đề về giải quyết bất bình đẳng giới, kêu gọi bảo đảm quyền lợi và vai trò của phụ nữ trong GD ĐH, sẽ được đưa ra trong một hội thảo sắp tới về bình đẳng giới trong GD ĐH, tổ chức tại Học viện Hoàng gia Ai-len vào ngày 10/10 tới.  

GD ĐH Ai-len đang nỗ lực xóa bỏ bất bình đẳng giới, từ sinh viên, giảng viên đến các vị trí quản lý
GD ĐH Ai-len đang nỗ lực xóa bỏ bất bình đẳng giới, từ sinh viên, giảng viên đến các vị trí quản lý

Nỗ lực thay đổi

Nỗ lực thu hút nguồn tài trợ kinh tế cho các trường ĐH, liên quan đến các mục tiêu đa dạng, đã góp phần vào sự khai sáng đột ngột về tầm quan trọng của bình đẳng giới trong bối cảnh GD cao hơn ở Ai-len. Bộ trưởng Nhà nước về GD ĐH, Mary Mitchell O’Connor, cam kết tại Hội nghị châu Âu về bình đẳng giới trong GD ĐH (diễn ra hồi tháng 8) rằng tài trợ trong tương lai cho các tổ chức GD ĐH ở quốc gia này sẽ được gắn với các mục tiêu bình đẳng giới.

Vấn đề nằm ở chỗ, trong khi các biểu tượng về sự đa dạng và tinh thần bình đẳng giới đã thấm nhuần trong bài diễn văn của các tổ chức GD ĐH, thì trên thực tế, nó lại va chạm với những hệ tư tưởng truyền thống ở giới quản lý cấp cao, mà cụ thể là các nhà bảo trợ cho các trường ĐH (các tập đoàn, doanh nhân) vốn ưa chuộng nam giới nắm vai trò quản lý.

Sự thiếu vắng đại diện của phụ nữ ở các vị trí cao cấp trong GD ĐH không phải là chuyện của riêng Ai-len, mà là một hiện tượng mang tính quốc tế. Nếu có gì khác biệt thì Ai-len chính là một trong những quốc gia đi đầu trong việc đấu tranh cho vai trò và vị trí của phụ nữ trong các trường ĐH.

Từ ba năm trở lại đây, vấn đề bình đẳng giới trong GD ĐH ở Ai-len từ những kiến nghị thông thường đã trở thành chương trình nghị sự chính sách tích cực, chủ yếu thông qua kết quả của một số trường hợp pháp lý cao cấp và yêu cầu chính sách gần đây để tài trợ cho các mục tiêu đa dạng. Dẫu vậy, theo các nhà phân tích, dù có những tiến bộ tích cực như tỷ lệ nữ sinh ĐH tăng lên, các chính sách bình đẳng giới được thực thi quyết liệt hơn, thì sự mất cân bằng giới tính vẫn chưa thực sự cải thiện trong việc nữ giới tham gia vào vị trí quản lý cấp cao của GD ĐH.

Những rào cản mang yếu tố lịch sử

Cũng như phần lớn quốc gia khác, bất cập trong bình đẳng giới ở Ai-len xuất phát từ yếu tố văn hóa - lịch sử lâu đời. Các trường ĐH ở Ai-len, trong đó có nhiều trường đã thành lập từ rất lâu, vốn là nơi đặc quyền cho nam giới và tầng lớp trung lưu trở lên.

Trong suốt thế kỷ 19, hệ thống quản lý của GD ĐH đã làm mọi cách để hạn chế sự tham gia của nữ giới, ngay cả đối với việc theo học chứ chưa nói đến giảng dạy hay quản lý. Phân biệt đối xử trong các trường ĐH truyền thống phản ánh sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong một loạt các hành vi có hệ thống và cấu trúc xã hội cao nhất trong những thập niên đầu của nền độc lập Ai-len.

Sự vội vàng gần đây của hệ thống các trường ĐH tại Ai-len trong vấn đề sắp xếp nhân sự, nhằm cân bằng, đồng thời cũng để chứng minh sự tồn tại của bình đẳng giới, không ngạc nhiên, đã bộc lộ những vấn đề phức tạp hơn nhiều so với dự tính ban đầu, đặc biệt là ở vị trí lãnh đạo, vốn thường do đàn ông nắm giữ. 

Một hệ tư tưởng có giới tính sâu sắc, đặt phụ nữ vững chắc trong lĩnh vực gia đình, được bảo trợ bởi sự thống nhất giữa nhà nước và Giáo hội Công giáo. Trong khi xã hội Ai-len ngày nay được thay đổi đáng kể so với những thập niên đầu của nền độc lập chính trị, thì sự thiên vị giới tính vẫn còn nặng nề. Thậm chí Điều 41.2 của Hiến pháp vẫn đặt người phụ nữ trong điều khoản về gia đình, trở thành ví dụ điển hình về khuôn mẫu giới và không ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi loại bỏ vấn đề này ra khỏi Hiến pháp.

Ràng buộc vào lợi ích để thay dổi

Trong lịch sử GD ĐH ở Ai-len, chưa bao giờ có một nữ giới giữ vị trí bộ trưởng. Ở cấp trường, hiện tại có một nữ chủ tịch trường, trong khi có ba nữ chủ tịch trong viện công nghệ. Thống kê cho thấy, nữ giới chiếm 24% trong số giảng viên ĐH, chỉ tăng 1% kể từ năm 2015. Bên cạnh đó, nữ giới có thu nhập ít hơn so với các đồng nghiệp nam của họ; chưa kể nam giới chiếm phần lớn các bài viết được trả lương cao nhất trong GD ĐH.

Nằm trong nỗ lực thay đổi ý thức của xã hội nhằm giải quyết bình đẳng giới, Sáng kiến Athena Swan đã được đưa ra vào năm 2015. Ban đầu được hình thành như một phương tiện để thừa nhận và khuyến khích bình đẳng giới trong các lĩnh vực nền tảng (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán), điều lệ này đã mở rộng để nắm bắt tất cả các lĩnh vực hoạt động của trường ĐH.

Hiện nay, tất cả các tổ chức GD ĐH Ai-len đều tham gia Sáng kiến Athena Swan (chỉ ra cam kết kiểm tra các vấn đề xung quanh bình đẳng giới và xây dựng kế hoạch giải quyết) vào cuối năm 2019, một trong những điều kiện cho phép họ nộp đơn xin tài trợ nghiên cứu từ Quỹ Khoa học Ai-len, Hội đồng Nghiên cứu Ai-len và Hội đồng Nghiên cứu sức khỏe quốc gia.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho rằng, con đường đấu tranh cho bình đẳng giới trong GD ĐH ở Ai-len vẫn còn nan giải, bởi không phải ai cũng nhận thức được bình đẳng giới là nền tảng để thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, là nền tảng của một nền GD ĐH sôi động và thành công.

Theo The Irish Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ