“Đại dịch” bắt cóc trẻ em

GD&TĐ - Tại miền Bắc Nigeria, trường học phổ thông các cấp đã trở thành mục tiêu hàng đầu của những nhóm cướp có vũ trang. Ước tính trong nửa đầu năm 2021, khoảng 1.000 học sinh đã bị bắt cóc.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Vì an ninh lỏng lẻo, miền Bắc Nigeria nhanh chóng trở thành nơi trú ẩn cho các băng đảng nhưng là địa ngục cho hàng nghìn gia đình nơi đây.

Với số nạn nhân lên đến 1.000 người, việc bắt cóc học sinh không đơn giản là sự giương oai của các băng nhóm mà đã trở thành “đại dịch” song hành cùng Covid-19.

Cuộc khủng hoảng đe dọa cơ hội đến trường tại khu vực có tỷ lệ trẻ em mù chữ cao. Đồng thời, kéo theo nạn tảo hôn, nạn buôn người hay bóc lột sức lao động của trẻ em.

Nhiều thành viên các băng đảng được cho là người dân bộ tộc Fulanis, sống du mục trải dài khắp Tây Phi. Khi các vùng đất chăn nuôi gia súc biến thành đất tư nhân, người dân Fulanis mất công cụ kiếm sống nên ngày càng bất bình.

Họ gia nhập các băng đảng có vũ trang, tham gia vào các cuộc tấn công hàng loạt cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội.

Trong khi đó, lực lượng an ninh địa phương được tổ chức kém hiệu quả nên không thể trấn áp cuộc nổi dậy của những nhóm phiến quân. Nhận thấy kẽ hở này, các nhóm khủng bố ồ ạt tấn công vào khu vực trường học để đòi tiền chuộc.

Vào tháng 12, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã lên án vụ tấn công vào Trường Trung học Khoa học, bang Katsina, Nigeria. Ông kêu gọi nhóm khủng bố trả tự do cho các học sinh.

Cùng ngày, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cũng lên án, bày tỏ lo ngại sâu sắc trước hành động này. Nhóm phiến quân Boko Haram đã lên tiếng nhận là thủ phạm trong vụ bắt cóc nói trên.

Tuy nhiên, sang năm 2021, số vụ tấn công vào trường học vẫn tiếp tục nổ ra, do nhiều nhóm phiến quân khác nhau thực hiện.

Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp như ân xá vũ khí, thỏa thuận hòa bình, xây dựng nhóm quân sự nhưng không thành công. Thậm chí, nhiều gia đình phải trả tiền chuộc cho các nhóm khủng bố.

Vào tháng 5, một nhóm tay súng đã xông vào bắt cóc gần 30 học sinh tại bang Kaduna. Sau đó, gia đình các em cùng chính quyền địa phương phải giao nộp khoản tiền chuộc lên đến 100 triệu naira (khoảng 270.000 USD).

Điều đáng nói, nhiều gia đình thu nhập không quá 1 USD/ngày nên các khoản tiền chuộc là gánh nặng lớn với họ.

Trong khi đó, những kẻ bắt cóc vô cùng lộng hành. Sau khi nhận tiền chuộc, chúng không hề bị bắt và vẫn tiếp tục hành hạ những người dân vô tội.

Trên cả nước, các nhóm phiến quân, khủng bố ngang nhiên công khai danh tính cho gia đình nạn nhân, gọi điện đến các đài phát thanh để cập nhật tình hình trẻ bị bắt cóc. Chúng vẫn hoạt động trong các khu rừng nhưng chính phủ không thể làm gì.

Nhiều cáo buộc chỉ trích Tổng thống Nigeria, Muhammadu Buhari không thể giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay. Chính phủ Nigeria vẫn đang lúng túng trước sự lộng hành của các băng đảng khủng bố.

Tình trạng bạo lực cực đoan và các băng đảng tội phạm có tổ chức leo thang không chỉ đe dọa nền giáo dục Nigeria mà trực tiếp đẩy người dân quốc gia này lún sâu vào bất ổn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.